Mô hình theo sản lượng sản xuất POQ

Một phần của tài liệu Quản trị hàng tồn kho QTSX2 (1) (Trang 28 - 31)

IV. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT VÀ CÁC MÔ HÌNH TỒN KHO

2. Các mô hình tồn kho

2.2. Mô hình theo sản lượng sản xuất POQ

Một biến thể của mô hình EOQ cơ bản là mô hình theo sản lƣợng sản xuất (POQ). Trong mô hình POQ này giả định rằng hàng đƣợc nhận dần dần trong một khoảng thời gian nhất định. Mô hình POQ thƣờng đƣợc áp dụng khi các doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán sản phẩm ra một cách đồng thời, hay doanh nghiệp hoạt động sản xuất ở một giai đoạn của quy trình sản xuất, tồn trữ trong kho và sau đó gửi qua giai đoạn khác trong sản xuất ở một tập đoàn lớn hơn. Mô hình này cũng có thể áp dụng cho trƣờng hợp các đơn đặt hàng đƣợc cung cấp dần dần theo thời gian.

Hình 2.2 Chu kỳ đặt hàng theo mô hình POQ

Từ hình 2.2 Chu kỳ đặt hàng theo mô hình POQ ta thấy mức tồn kho đang dần dần đƣợc bổ sung nhƣ một đơn hàng đƣợc nhận. Trong mô hình EOQ cơ bản, tồn kho trung bình bằng một nửa mức tồn kho tối đa (Q / 2), nhƣng trong mô hình POQ này, mức tồn kho tối đa không chỉ đơn giản là Q (số lƣợng trong một đơn đặt hàng) mà đó là một giá trị thấp hơn một chút so với Q, sự chênh lệch này biểu thị cho số lƣợng cạn kiệt trong thời gian nhận đơn đặt hàng, hay có thể hiểu là số lƣợng hàng sử dụng cùng với thời gian nhận đơn hàng.

Trong mô hình này các giả thuyết khác giống nhƣ mô hình EOQ, tuy nhiên đơn hàng phải đáp ứng yêu cầu hàng đƣợc cấp liên tục từ khi đặt hàng đến khi lƣợng hàng tích lũy đến sản lƣợng Q đặt hàng. Để xác định mức tồn kho tối đa trong mô hình này, ta phải xác định các thông số sau:

P: Mức độ cung ứng hàng ngày của đơn hàng hay còn gọi là mức độ sản xuất.

D: Mức độ hàng tồn kho đƣợc yêu cầu hàng ngày hay còn gọi là nhu cầu sử dụng

hàng ngày.

Nhu cầu sử dụng hàng ngày không thể vƣợt quá tốc độ sản xuất, vì ta vẫn đang giả định rằng không có sự thiếu hụt hàng, và, nếu d = p, thì mặt hàng đƣợc sử dụng nhanh nhƣ chúng đƣợc sản xuất, nhƣ vậy không có tồn kho. Đối với mô hình này, tốc độ sản xuất vƣợt quá mức nhu cầu, hoặc p > d.

Quan sát hình 2.2 Chu kỳ đặt hàng theo mô hình POQ, thời gian cần thiết để nhận

đƣợc một đơn đặt hàng là số lƣợng đặt hàng chia cho mức độ cung ứng hàng ngày, hay Q/p. Ví dụ: nếu kích thƣớc đơn đặt hàng là 100 đơn vị và mức độ cung ứng hàng

ngày p là 20 đơn vị mỗi ngày, thì đơn hàng sẽ nhận hết trong 5 ngày. Lƣợng hàng tồn kho

sẽ bị cạn kiệt hoặc sử dụng trong khoảng thời gian này bằng (Q/p)d. Ví dụ, nếu phải mất 5 ngày để nhận đƣợc các đơn đặt hàng và hàng tồn kho trong thời gian này đƣợc sử dụng với mức 2 đơn vị mỗi ngày, thì sau 5 ngày đó 10 đơn vị đƣợc sử dụng. Kết quả là, mức tồn kho tối đa (Imax) là bằng Q trừ đi số hàng cạn kiệt trong thời gian tiếp nhận.

Tổ ng chi phí tồn kho hàng năm đƣợc xác định theo công thức:

Công thức tính (sản lƣợng đ ặt hàng tối ƣu) đƣợc xác định bằng cách cho chi phí

tồn trữ bằng chi phí đặt hàng hàng năm và ta đƣợc công thức nhƣ sau:

Ví dụ 2.2: Giả định rằng cửa hàng Outlet I-75 có cơ sở sản xuất riêng của mình, trong đó nó sản xuất ra thảm Super Shag. Chi phí lƣu kho là $0.75/mét. Chi phí đặt hàng là $150/1 đơn hàng và nhu cầu hàng năm là 10.000 mét mỗi năm. Cơ sở sản xuất 311 ngày/ năm và sản xuất 150 mét thảm mỗi ngày. Xác định lƣợng dặt hàng tối ƣu, tổng chi phí hàng tồn kho, độ dài của thời gian để nhận đƣợc một đơn đặt hàng, số lƣợng đơn đặt hàng mỗi năm, và mức tồn kho tối đa.

Giải: Ta có:

Vậy tổng chi phí tồn kho là:

Thời gian để nhận hết hàng của một đơn đặt hàng cho loại hình này ho ạt động sản xuất thƣờng đƣợc gọi là thời gian sản xuất đơn hàng (Tp):

Số đơn đ ặt hàng trong năm (N):

Lƣợng tồn kho lớn nhất:

Một phần của tài liệu Quản trị hàng tồn kho QTSX2 (1) (Trang 28 - 31)