Tổ chức thu bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận Đống Đa

Một phần của tài liệu Bàn về thu và chống thất thu BHXH tại cơ quan BH quận Đống Đa.doc.DOC (Trang 44 - 48)

III. Thực trạng thu bảo hiểm xã hội và công tác chống thất thu tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận đống đa.

3. Tổ chức thu bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận Đống Đa

"Có thu mới có chi" là nguyên tắc hoạt động của các cơ quan nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngời lao động. Do đó thu bảo hiểm xã hội là một nhiệm vụ trọng tâm trong toàn ngành bảo hiểm xã hội.

Với đặc điểm quận Đống Đa có địa bàn rộng lớn, khu tập thể dân c nhiều, khu công nghiệp lớn, số lợng cán bộ công nhân lao động về nghỉ hu và sinh hoạt tại quận ngày một đông, số lợng ngời hởng chế độ chính sách trên 4 vạn ngời. Mỗi năm cơ quan bảo hiểm xã hội quận tổ chức chi trả lơng hu, chế độ tử tuất, thai sản, mất sức lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hơn 200 tỷ đồng. Cụ thể năm 2001 hơn 232 tỷ 466 triệu đồng trong khi đó tổng thu bảo hiểm xã hội của quận là 86 tỷ đồng. Số thu chỉ chiếm 1/3 số chi bảo hiểm xã hội quận. Do đó, để đảm bảo nguyên tắc cân đối thu chi, giảm ngân sách Nhà nớc, tăng ngân sách bảo hiểm xã hội cơ quan quận đề ra biện pháp, hình thức tổ chức

triển khai nhằm hoàn thành chỉ tiêu thu quỹ bảo hiểm xã hội năm sau cao hơn năm trớc, mở rộng đối tợng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể:

- Bảo hiểm xã hội quận giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ chuyên thu tại bộ phận thu - cấp sổ bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm quản lý các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội.

Để thực hiện mục tiêu thu qũy bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời đúng luật cho các đối tợng thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực hiện chính sách công bằng thì mỗi cán bộ thu nói riêng và bộ phận thu của cơ quan bảo hiểm xã hội quận nói chung phải thực hiện tốt đợc nhiệm vụ đợc bảo hiểm xã hội cấp trên giao phó, đó là:

- Phát hiện thêm các đối tợng phải tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn quản lý của mình. Đây là công việc có vị trí quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội quận Đống Đa nói riêng vì có phát hiện thêm các đơn vị, cơ sở tham gia bảo hiểm xã hội thì số lợng ngời lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ tăng lên và nguyên tắc số đông bù số ít trong hoạt động bảo hiểm xã hội càng đợc thực hiện tốt hơn, đồng thời còn tăng trởng quỹ bảo hiểm xã hội, dần làm cho quỹ bảo hiểm xã hội tách khỏi ngân sách Nhà nớc.

- Tiếp xúc với các cơ quan đơn vị sử dụng lao động.

Trớc hết, để tạo điều kiện cho cán bộ chuyên quản bảo hiểm xã hội tiếp xúc và làm việc với các đơn vị sử dụng lao động đợc dễ dàng, thuận lợi. Giám đốc bảo hiểm xã hội quận Đống Đa đã có các cuộc tiếp xúc trớc với lãnh đạo đơn vị sử dụng lao động, đặt mối quan hệ ngày từ đầu giữa ngời tham gia bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội quận.

Sau đó, mỗi cán bộ chuyên quản bảo hiểm xã hội đợc phân công quản lý phụ trách các đơn vị sử dụng lao động sẽ trực tiếp gặp gỡ cán bộ phụ trách công tác bảo hiểm xã hội đơn vị đó để thực hiện theo công văn số 480/LĐ TBXH ngày 24 tháng 03 năm 1999 của Bộ Lao động - Thơng binh và Xã hội về việc bố trí cán bộ làm các công việc sau:

+ Tuyên truyền, giải thích các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của ngời lao động và ngời sử dụng lao động.

+ Hớng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động và quỹ tiền l- ơng tham gia đóng bảo hiểm xã hội (theo mẫu).

+ Hớng dẫn đơn vị làm phiếu báo tăng, giảm mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng đến ngời lao động, lập bảng đối chiếu nộp bảo hiểm xã hội.

+ Thông báo cho đơn vị về số tài khoản thu bảo hiểm xã hội, mức thu bảo hiểm xã hội. Số tài khoản thu bảo hiểm xã hội quận Đống Đa là : 994 - 03 - 040 tại Kho bạc Đống Đa, mức thu bảo hiểm xã hội: ngời sử dụng lao động góp 15% quỹ lơng và ngời lao động góp 5% tiền lơng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

+ Thống nhất với đơn vị về lịch làm việc hàng tháng giữa cán bộ chuyên thu với đơn vị sử dụng lao động.

+ Kiểm tra số lợng đối chiếu với danh sách, với đơn vị đã đăng ký bảo hiểm xã hội để yêu cầu đơn vị đóng đủ bảo hiểm xã hội cho ngời lao động thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Đôn đốc, theo dõi, ghi chép kêt quả đóng bảo hiểm xã hội:

+ Hàng tháng căn cứ vào danh sách lao động , quỹ tiền lơng đơn vị đã đăng ký và phiếu tăng giảm mức đóng bảo hiểm xã hội để xác định số tiền bảo hiểm xã hội phải đóng, đôn đốc đơn vị đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định tại thông t số 58/TT - HCSN ngày 24 tháng 07 năm 1995 của Bộ Tài chính, thông báo kịp thời những đơn vị nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội từ hai tháng trở lên.

+ Ghi chép kết quả đóng bảo hiểm xã hội của từng cơ quan, đơn vị vào đầy đủ các mục, cột trong sổ, hàng tháng đối chiếu với cán bộ tổng hợp thu của Thành phố về kết quả đóng bảo hiểm xã hội của những đơn vị đợc phân công, theo dõi, quản lý.

+ Hàng tháng đối chiếu kết quả đóng của các cơ quan, đơn vị đợc phân công theo dõi, khi đối chiếu cần kiểm tra lại số lao động, quỹ tiền lơng tham gia đóng bảo hiểm xã hội của các tháng trong kỳ đối chiếu và số đơn vị đã đóng trong kỳ đối chiếu từ ngày đầu tháng, đầu quý đến ngày cuối cùng của kỳ đối chiếu.

+ Hàng quý tổng hợp kết quả đóng bảo hiểm xã hội theo khối (nhóm) quản lý. Ngoài ra cán bộ thu bảo hiểm xã hội cũng phải xác nhận để thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dỡng sức và hớng dẫn các đơn vị viết tờ khai cấp sổ bảo hiểm xã hội, ghi chép vào sổ bảo hiểm xã hội.

* Bên cạnh việc phân công cán bộ phụ trách quản lý số cơ sở nhất định thì bảo hiểm xã hội quận đã kiện toàn lại 4 nhóm, mỗi nhóm từ 2 đến 3 cán bộ viên chức đến từ cơ sở để đối chiếu phần đã đóng, số còn nợ đọng từ những năm trớc đều đợc chuyển sang năm 2001 và đợc đôn đốc nhắc nhở bằng công văn hoặc trực tiếp làm việc với lãnh đạo đơn vị để có biện pháp thực hiện nghĩa vụ trích đóng quỹ bảo hiểm xã hội, làm cơ sở thực hiện giải quyết quyền lợi cho ngời lao

* Vào sổ cập nhật theo dõi đối chiếu việc thực hiện trích đóng bảo hiểm xã hội của từng đơn vị kịp thời.

* Có kế hoạch phối kết hợp với các ngành tổ chức kiểm tra việc thực hiện điều lệ bảo hiểm xã hội theo chỉ thị 15 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 17 của Thờng vụ Thành uỷ Hà Nội về tăng cờng công tác lãnh đạo thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội với ngời lao động.

* Triển khai tổ chức vận động các doanh nghiệp t nhân thực hiện đăng ký đóng bảo hiểm xã hội cho ngời lao động, hớng dẫn các cơ sở tổ chức thực hiện tốt các quyền lợi cho ngời lao động theo luật định và điều lệ bảo hiểm xã hội.

Vì vậy, cùng với các biện pháp tổ chức triển khai thu bảo hiểm xã hội và sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cuả toàn bộ tập thể cán bộ viên chức bảo hiểm xã hội quận thì chỉ tiêu thu theo kế hoạch của bảo hiểm xã hội Thành phố luôn luôn đợc hoàn thành xuất sắc, năm sau luôn cao hơn năm trớc với tốc độ phát triển cao, cụ thể:

Bảng 12: Số thu bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận Đống Đa qua các năm.

Năm Số thu (triệu đồng) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 1995 31096 1996 65462 201,5 1997 56463 86,25 1998 53167 94,20 1999 49990 94,02 2000 70888 141,8 2001 86000 121,32 2002 (dự kiến) 91,5 106,4 Chung 504566

(Nguồn: BHXH quận Đống Đa)

Nh vậy, qua 7 năm hoạt động, từ tháng 10 năm 1995 tới tháng 12 năm 2001, bảo hiểm xã hội quận Đống Đa đã thu đợc 413, 066 tỷ đồng, bình quân mỗi năm thu đợc hơn 59,1 tỷ đồng. Mặc dù số thu bảo hiểm xã hội năm 1997 có giảm so với năm 1996 nhng thực chất số thu vẫn tăng lên, bởi vì trong năm 1997, UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định cắt một phần đất đai của quận Đống Đa chuyển sang quận Thanh Xuân. Năm 1998, 1999 số thu bảo hiểm xã hội có giảm nhẹ do thực hiện giảm biên chế nên số lợng lao động làm việc trong khối hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nớc giảm. Bắt đầu từ năm

2000, số thu bảo hiểm xã hội tăng vọt. Năm 2001 tăng 20% so với năm 2000 đó là do sự phát triển của số đơn vị, lao động khu vực ngoài quốc doanh. Điều đó cho thấy thu bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu bảo hiểm xã hội toàn quận Đống Đa.

Trong những năm tới, bảo hiểm xã hội đang cố gắng, nỗ lực mở rộng đối t- ợng tham gia bảo hiểm xã hội nhất là khu vực ngoài quốc doanh, một khu vực với nhiều tiềm năng cha khai thác. Thu bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh (với các doanh nghiệp t nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, các cơ sở, trờng công lập...) đợc xem là một trong những chiến lợc lâu dài, quan trọng.

Cơ quan bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa xác định thu bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh thực sụ là một vấn đề khó khăn và nan giải. Do đó, cần có sự nỗ lực không chỉ riêng mỗi cán bộ, tập thể cơ quan bảo hiểm xã hội quận mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành chức năng tạo điều kiện cho việc tổ chức thu bảo hiểm xã hội đợc tiến hành theo đúng luật, thu đầy đủ, kịp thời đảm bảo quyền lợi của ngời lao động, thực hiện an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu Bàn về thu và chống thất thu BHXH tại cơ quan BH quận Đống Đa.doc.DOC (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w