Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động khai thác nghiệp vụ BH xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty cổ phần BH Dầu khí Việt Nam(PVI).DOC (Trang 31 - 37)

- Dịch vụ trên phân cấp: Những HĐBH có số tiền BH lớn, phải được lãnh đạo công ty

2.3.2.Những kết quả đạt được

PVI có thể coi là doanh nghiệp đứng trong lĩnh vực BH công nghiệp trên thị trường BH phi nhân thọ Việt Nam với rất nhiều nghiệp vụ BH có thị phần đứng đầu thị trường như: BH năng lượng, BH vật chất thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu và BH xây dựng – lắp đặt.

Trong những năm gần đây, cùng sự gia tăng về nhu cầu BH xây dựng – lắp đặt và chính sách mở cửa thị trường tài chính của nhà nước, PVI đã đạt

được một số thành tựu đáng kể trong khai thác BH xây dựng – lắp đặt như sau:

Doanh thu phí BH gốc không ngừng tăng qua các năm và đưa PVI

lên vị trí đứng đầu thị trường BH xây dựng – lắp đặt năm 2006 và 2007.

Sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu phí BH xây dựng – lắp đặt của PVI được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2: Doanh thu phí BH xây dựng – lắp đặt của PVI (2003 – 2007) Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu phí (triệu đồng) 39720 43814 149700 314973 327103 Tốc độ tăng (%) - 10,3 241,72 110,34 3,84 Thị phần (%) Vị trí 14,07 3 16,12 3 39,81 2 46,99 1 43,00 1

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh PVI 2003 - 2007)

Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ qua 5 năm từ năm 2003 đến năm 2007, doanh thu phí BH xây dựng – lắp đặt đã tăng hơn 8 lần (từ 39720 triệu đồng năm 2003 đến 327103 triệu đồng năm 2007).Đặc biệt trong năm 2005 và 2006 tốc độ tăng của doanh thu phí đã lên tới 241,72% năm 2005 và 110,34% năm 2006.Sự tăng trưởng nhanh chóng này có thể được giải thích bởi một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất là, do chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước của Đảng được đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần 6.Đảng ta xác định phấn đấu đến năm 2010 đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.Để thực hiện mục tiêu này, trong một số năm gần đây, Đảng chủ trương tập trung xây dựng cở sở hạ tầng như xây dựng mới, nâng cấp mạng lưới giao thông, xây dựng các khu chung cư, nhà ở mới, các khu chế xuất, bệnh viện, trường học, …Nhu cầu xây dựng – lắp đặt tăng lên cũng làm nhu cầu BH xây dựng – lắp

đặt cũng tăng lên là nguyên nhân khiến doanh thu phí BH xây dựng – lắp đặt toàn thị trường nói chung và cảu PVI nói riêng tăng đáng kể.

Thứ hai là, từ khi luật đầu nước ngoài ra đời (năm 1996) và sửa đổi (năm 2000) và việc Việt Nam ra nhập WTO đã tạo điều kiện thu hút một lượng vốn đầu tư rất lớn vào Việt Nam khiến con số FDI và ODA vào Việt Nam liên tục đạt những kỷ lục mới. Sau hàng loạt những thành công trong hoạt động đối ngoại mang lại vị thế lớn cho Việt Nam: Hội nghị APEC, các chuyến thăm nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ, các diễn đàn hợp tác đầu tư, đặc biệt là việc kết thúc quá trình đàm phán, đưa Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO, Mỹ thông qua PNTR đối với Việt Nam, năm 2006 FDI đầu tư vào Việt nam đạt con số 10,2 tỷ USD (trong khi dự đoán của các nhà phân tích con số này tối đa chỉ là 8 đến 9 tỷ USD).Trong năm 2007, đã có 20,3 tỷ FDI đăng ký vào Việt Nam, tăng xấp xỉ 70% so với năm 2006, cao nhất từ trước đến nay. Vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam cũng đã lên trên 5,4 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2006. Năm 2007 cũng là năm đầu tiên việc giải ngân ODA vượt kế hoạch với gần 2 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước khiến nhu cầu xây dựng – lắp đặt và BH xây dựng – lắp đặt tăng nhanh.Mặt khác, cơ cấu đầu tư đã có sự thay đổi rõ nét. Trước đây nhà đầu tư thường chú ý lĩnh vực dịch vụ, bất động sản, còn nay, dòng vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (chiếm 67%). Trong công nghiệp, nhà đầu tư đi vào những công trình chiến lược lớn, sản xuất các sản phẩm thiết yếu, công nghệ cao như Nhà máy thép POSCO trị giá 1 tỷ USD, Intel, Canon,...Đây là một điều kiện thuận lợi khiến PVI phát huy được khả năng của mình.

Thứ ba là, tuy điều kiện khách quan đã nêu trên là điều kiện tiền đề cho sự tăng trưởng mạnh về doanh thu phí BH xây dựng – lắp đặt nhưng để đạt sự tăng trưởng như vậy còn do PVI đã tạo dựng được thương hiệu tốt trên thị

trường về BH công nghiệp trong một thời gian dài và có một đội ngũ các chuyên viên BH giàu kinh nghiệm, có các mối quan hệ rộng rãi.Điều đó thể hiện qua trí đứng đầu thị trường BH xây dựng – lắp đặt trong năm 2006 và 2007.

Biểu đồ 5: Thị phần BH xây dựng – lắp đặt trên thị trường BH phi nhân thọ Việt Nam năm 2006

(Nguồn: http://www.avi.org.vn)

Biểu đồ 6: Thị phần BH xây dựng – lắp đặt trên thị trường BH phi nhân thọ Việt Nam năm 2007

(Nguồn: http://www.avi.org.vn)

Nếu như trong năm 2003 và 2004 thị phần của PVI trên thị trường BH xây dựng – lắp đặt chỉ là đứng thứ 3 với hơn 10% (14,7% năm 2003 và 16,12% năm 2004) – chỉ bằng 1/3 thị phần của Bảo Việt – đứng đầu thị trường năm 2004, thì đến năm 2005 thị phần của PVI đã là 39,81% và vươn

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Diệu Linh BH 46B

PVI 43.00 Bảo Việt 24.38 Doanh nghiệp khác 26.5 PJICO 6.12 PVI 47.00 Bảo Việt 30.61 Doanh nghiệp khác 11.29 PJICO 11.1

lên vị trí thứ 2.Đến năm 2006 thì PVI đã vượt qua Bảo Việt lên vị trí đứng đầu thị trường BH xây dựng – lắp đặt với gần 50% thị phần (47%) và duy trì được vị trí này cả trong năm 2007 (43%).Những con số trên đã cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của PVI trong lĩnh vực BH xây dựng - lắp đặt trên thị trường.

Tỷ lệ bồi thường toàn nghiệp vụ của PVI thấp hơn mức trung bình của toàn thị trường.

Trong giai đoạn 2003 – 2007 doanh thu phí BH xây dựng - lắp đặt trên thị trường Việt Nam nói chung và PVI nói riêng tăng đáng kể nhờ những điều kiện khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.Tuy nhiên tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ này của toàn thị trường vẫn ở mức khá cao và không ồn định.PVI cũng không nằm ngoài xu hướng chung này nhưng nhìn vào tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ BH xây dựng – lắp đặt của PVI có thể thấy PVI vẫn có tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ thấp hơn mức trung bình của thị trường.

Bảng 3: Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ xây dựng lắp đặt của PVI và toàn thị trường (2003 – 2007)

Đơn vị: %

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

PVI 6,8 8,4 6,59 0,1 14,73

Toàn thị trường 20,81 9,28 12,28 9,28 23,87

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh PVI 2003 - 2007) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là tỷ lệ bồi thường tính theo phí thực thu và bồi thường thực chi (sau khi đã tính đến nhận, nhượng tái BH, giảm/hoàn phí).Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ của PVI từ năm 2003 đến năm 2007đều thấp hơn mức trung bình của thị trường rất nhiều.Đặc biệt năm 2006, tỷ lệ này của PVI chỉ ở mức 0,1% , trong khi tỷ lệ này của toàn thì trường là 9,28%.

Chỉ có năm 2007, tỷ lệ bồi thường xây dựng – lắp đặt của PVI lên đến mức 14,73% do năm 2007 xảy ra nhiều vụ rủi ro tổn thất lớn thuộc trách

nhiệm BH của PVI như:vụ sập cầu Cần Thơ vào 26/9/2007, vụ chìm tàu Hoàng Đạt ngày 15/5/2007 tại cầu cảng Lotus, TP.Hồ Chí Minh,….Trong vụ sập cầu Cần Thơ, PVI tham ra đồng BH với Pjico với tỷ lệ tương ứng là 60% và 40%, tổng số tiền BH lên tới 3200 tỷ đồng.Hay trong vụ chìm tàu Hoàng Đạt, Tàu Hoàng Đạt đã tham gia BH thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu (P&I) tại PVI. Tổng trị giá thân tàu là 1,2 triệu USD, giá trị hàng hóa trên tàu là 1,5 triệu USD, các chi phí khắc phục tràn dầu, chi phí trục vớt... ước tính cũng vài triệu USD. Như vậy, tổng thiệt hại sẽ lên đến trên 5 triệu USD.Những rủi ro trên có thể coi là một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ BH xây dựng – lắp đặt của PVI lớn.

PVI đã tham gia BH cho rất nhiều công trình có giá trị BH lớn

Với tiềm lực tài chính lớn mạnh và kinh nghiệm làm BH của mình, PVI đã tham gia BH cho rất nhiều công trình xây dựng – lắp đặt lớn ở cả trong và ngoài ngành dầu khí.Sau đây là một số công trình lớn mà PVI đã tham gia BH trong thời gian vừa qua:

Bảng 4: Các công trình trong ngành dầu khí tham gia BH xây dựng – lắp đặt tại PVI

Ngày cấp

đơn/tái tục Tên dịch vụ Tên khách hàng Loại tiền

Mức trách nhiệm

10/02/06 Nhà máy điện Cà Mau 1 BQL DA KĐĐ Cà

Mau USD 314,021,505

01/07/06 Nhà máy điện Cà Mau 2 BQL DA KĐĐ Cà

Mau USD 292,909,597

30/11/06 Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 BQL DA Điện Nhơn

Trạch USD 305,440,623

17/01/05 Đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau BQL DA Cụm KĐĐ Cà Mau USD 214,344,386 10/11/06 Đường ống dẫn khí Phú Mỹ- TpHCM PV Gas USD 63,533,307

09/05/06 Trung tâm thương mại Dầu khí HN

BQL trung tâm TM

Dầu khí HN VNĐ

365,599,999 ,000

(Nguồn: Hồ sơ năng lực PVI)

Bảng 5: Các HĐBH xây dựng – lắp đặt cho ngành điện

TÊN CÔNG TRÌNH/ HỢP ĐỒNG BH TỔNG GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG GIÁ TRỊ CÔNG TRÌNH THỜI HẠN HĐ Bắt đầu Kết thúc Dự án xây dựng thuỷ điện Buôn

Kuốp

280,892,761,455 VND 280,892,761,455 VND 12/2003 12/2008 DA xây dựng nhiệt

điện Hải Phòng 475,000,000 USD 71,250,000 USD

34 tháng kể từ ngày khởi công và 24 tháng bảo hành DA thuỷ điện

SeSan 3 2,183,389,209,000 VND 32,750,838,135 VND 15/11/2003 15/11/2006 DA Thuỷ điện

Buôn Tua Srah 1,353,161,221,000 VND 74,423,867,155 VND 25/11/2004 30/04/2009 Nhiệt điện Cà Mau 314,021,505 USD 314,021,505 USD 26 tháng kể từ ngày khởi

công và 24 tháng bảo hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Hồ sơ năng lực PVI)

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động khai thác nghiệp vụ BH xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty cổ phần BH Dầu khí Việt Nam(PVI).DOC (Trang 31 - 37)