II – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC
6. Sử dụng thông tin đánh giá và hiệu quả của công tác đánh giá
6.4 Lợi ích của công tác ĐGTHCV chưa được chi nhánh sử dụng vào
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh chưa gắn với kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao động. Hiện nay tại Chi nhánh, việc lựa chọn đối tượng đào tạo được thực hiện theo cơ chế: Hàng năm, các phòng ban sẽ nhận một bản đăng ký đào tạo, các cá nhân tại các phòng ban nếu có nhu cầu sẽ đăng ký vào đó và bản đăng ký này sẽ được gửi lên NHNo&PTNT Việt Nam xem xét; việc lựa chọn đối tượng đào tạo dựa vào kết quả đánh giá thực hiện công việc hàng kỳ là rất hiếm. Cũng cần phải công nhận rằng, một phần nguyên nhân của thực trạng này chính là do kết quả đánh giá phần lớn là tốt, do vậy không có lý do gì để phải đào tạo lại hoặc đào tạo nâng cao cho họ. Điều này cho thấy tính gắn kết, ảnh hưởng lẫn nhau trong các hoạt động quản lý; chỉ khi tất cả các hoạt động đều thực hiện tốt thì mới giải quyết dễ dàng và triệt để vấn đề nảy sinh.
7. Vai trò của phòng hành chính nhân sự và trách nhiệm của các cán bộ quản lý các cấp trong việc triển khai công tác ĐGTHCV.
Trong điều kiện nên kinh tế của đất nước đang ngày càng phát triển thì yêu cầu của công việc lại ngày càng phức tạp tính đòi hỏi về chuyên môn càng cao…Để đáp ứng được điều này thì công tác ĐGTHCV lại càng phải được quan tâm hết mức do đó các cán bộ quản lý nhân sự phải bám sát hơn
nữa tiến trình tính chất của công việc trong từng thời kỳ để từ đó đưa ra những phương pháp đánh giá thực hiện công việc phù hợp nhất tránh tình trạng sử dụng mãi cứng nhắc một phương pháp với những tiêu chí, tiêu chuẩn không còn phù hợp nữa. Điều này sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác ĐGTHCV
Đồng thời các cán bộ quản lý các cấp cũng phải thường xuyên bồi dưỡng trau dồi hơn nữa để hiểu rõ bản chất của phương pháp đánh giá thực hiện công việc mà các cán bộ phòng hành chính nhân sự đưa ra trong từng thời kỳ để khi đánh giá tiến trình thực hiện công việc của nhân viên dưới quyền không gặp phải khó khăn, vướng mắc khi nhân viên thắc mắc hay chưa hiểu rõ phương pháp đánh giá.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐGTHCV TẠI NHNo&PTNT –
CHI NHÁNH HỒNG HÀ
Sau khi đã nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, trong phần trên, thực trạng công tác đánh giá tại Chi nhánh, thấy được những ưu điểm và cả những hạn chế còn tồn tại; phần này sẽ đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế đó, góp phần hoàn thiện hệ thống đánh giá và công tác đánh giá tại Chi nhánh. Nhưng trước hết chúng ta cần phải xem xét, tìm hiểu phương hướng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới, những thuận lợi và khó khăn có thể gặp phải để các giải pháp đưa ra là phù hợp với mục tiêu phát triển của Chi nhánh và là những giải pháp khả thi trong điều kiện hoạt động bao gồm những thuận lợi và khó khăn đó.