Giai đoạn hình thành

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BỘ PHẬN KHÁM DỊCH VỤ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI (Trang 27 - 29)

L ời cảm ơn

5. Phương pháp thực hiện

4.2.5.2.1 Giai đoạn hình thành

Đây là giai đoạn rất cần thiết và quan trọng vì giai đoạn này là sự chuẩn bị môi trường cần thiết để tiến hành triển khai TQM. Giai đoạn này gồm 04 bước

- Đạt được sự tán thành của ban lãnh đạo: Thuyết phục được ban lãnh đạo cho phép

triển khai và thiết kế cơ cấu về quản trị chất lượng là điều rất quan trọng. Như thế việc phải làm trước tiên là tạo sự cảm nhận và sự đồng tình về một chiến lược chất lượng

- Huấn luyện về QTCL: TQM có thực hiện được hay không là từ công việc huấn

luyện cho tất cả các cấp từ lãnh đạo cho tới nhân viên hiểu biết kỹ về TQM. Chương trình

huấn luyện về QTCL gồm 05 mục:

 Huấn luyện chuyên môn về TQM

 Kiến thức và hoạt động về nhóm

 Phương pháp giải quyết vấn đề

 Mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp bên trong

 Các công cụ đặc biệt trong quản trị chất lượng - Đánh giá hệ thống chất lượng hiện tại

Qua việc điều tra phân tích tình hình chất lượng của tổ chức bằng các số liệu cụ thể

sẽ cho thấy sự “không chất lượng” phải trả giá như thế nào. Việc đánh giá chất lượng sẽ

phản ánh phần nào tình hình chất lượng của đơn vị và như vậy mới thuyết phục được BLĐ

Đánh giá chất lượng là một công việc hết sức tế nhị, nên được thực hiện bởi những

chuyên gia bên ngoài sẽ khách quan hơn.

Sự đánh giá xoay quanh 02 vấn đề chính là: Tình hình tổ chức của bệnh viện về

QTCL và tình hình các khoản chi phí chất lượng hiện tại

- Thiết lập cơ cấu CL: Để có thể triển khai TQM trong đơn vị thì phải thiết lập một cơ cấu chức năng về QTCL. Cơ cấu này có nhiệm vụ xây dựng một chiến lược, một chương trình về CL và điều hành việc triển khaiTQM trong toàn bộ tổ chức. Cơ cấu này gồm có:

Hội đồng CL: Thành phần gồm đại diện hay chính bản thân lãnh đạo cao nhất,

những quan chức chính và những người có trách nhiệm về CL trong tổ chức. Vai trò của

hội đồng là đảm bảo cam kết về một chính sách và chiến lược CL được triển khai trong tổ

chức. Hội đồng còn có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện và quyết định những vấn đề liên quan.

Ban điều hành CL: Ban điều hành có nhiệm vụ giúp đỡ cho Hội đồng CL. Đây

không phải là bộ phận quản trị riêng rẽ mà là mắt xich quan trọng để đảm bảo và theo dõi

việc triển khai TQM đến từng bộ phận, cá nhân trong tổ chức. Ban điều hành còn có nhiệm

vụ đề xuất với Hội đồng CL về một chính sách CL, đảm bảo cho sự hài hòa giữa mục tiêu

chất lượng với những mục tiêu khác của tổ chức

Các nhóm động lực: Nhóm động lực hay còn gọi là các đội tái lập là một nhóm người được cử ra để thực hiện cải tiến hay tái lập một quá trình cụ thể hay một vấn đề có

tính chức năng. Những người này sẽ xem xét đánh giá quá trình hiện tại, giám xát việc thiết

kế lại và thực hiện quá trình mới:

Thành phần các nhóm động lực: Mỗi nhóm gồm 5 – 10 người gồm 2 loại: Nhân viên bên trong là những người đang làm việc có liên quan trực tiếp đến quá trình cải tiến, họ am

hiểu toàn bộ hoặc một phần quá trình và nhân viên bên ngoài là những người không làm

việc trong quá trình cũ, do đó họ sẽ đem đến cho nhóm tính khách quan và nhận thức mới

mẻ.

Các loại nhóm động lực: Gồm 3 nhóm

Nhóm cải tiến: Các nhóm này được chỉ định để nghiên cứu giải quyết một vấn đề

cụ thể, tiến hành thử và sau đó điều chỉnh cho đúng. Nhóm này hoạt động có tính chất

phòng ngừa những vấn đề có thể ảnh hưởng đến CL

Nhóm chất lượng: Nhóm này làm việc tự nguyện và thường xuyên, tự lựa chọn

những vấn đề và sử dụng trí tuệ của tập thể để đề xuất giải pháp, có khi được dùng để cải

tiến CL trong công việc của chính họ. Các nhóm CL được thành lập trong mọi lĩnh vực

hoạt động của tổ chức và là thành phần chính trong quá trình cải tiến.

Nhóm can thiệp: Hoạt động giống như nhóm cải tiến nhưng khác một điểm là giúp tổ chức giải quyết những vấn đề cấp bách nghiêm trọng và mang tính chữa trị mà không có tính phòng ngừa

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BỘ PHẬN KHÁM DỊCH VỤ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)