Người bán buôn 

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động trồng sắn của các hộ trên địa bàn xã kỳ lâm huyện kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 27)

Người bán lẻ 0 0 0 0

(Nguồn số liệu phỏng vấn hộ xã Kỳ Lâm 2011)

Qua bảng 13 cho thấy 100% hộ nghèo đều tiêu thụ sắn cho nhà máy. Hộ trên nghèo 86,6% bán sản phẩm cho nhà máy 6,7% bán ở chợ và 6,7% bán cho các lái buôn.

4.4.5. Những khó khăn trong quá trình sản xuất sắn của nông hộ

Do đặc điểm tự nhiên và xã hội của xã nên các hộ sản xuất sắn phải găp một số khó khăn cơ bản như: diễn biến khí hậu và thời tiết bất thường như lũ lụt và hạn hán kéo dài, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình sản xuất cũng như thu hoạch của người dân. Đặc biệt là mưa lũ kéo dài làm sâu bệnh phát triển,làm hư hại củ sắn giamr chất lượng cũng như số lượng sắn. Bên cạnh đó chưa có sự phối hợp của cơ quan nhà nước, người dân còn gặp một số khó khăn về vốn và kỹ thuật. Cùng với việc giá cả vật tư và phân bón không ngừng tăng lên gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình sản xuất và chăn sóc của người dân.

4.5. Hiệu quả của việc sản xuất sắn ở nông hộ

4.5.1. Chi phí cho sản xuất sắn ở nông hộ

Nói chung các hộ sản xuất trong xã chủ yếu “lấy công làm lãi” nên các hộ chủ yếu dựa vào nội lưc sản xuất của gia đình nên cũng giảm đi một phần chi phí đầu tư. Chi phí đầu tư của cac hộ đươc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 13: Chi phí cho trồng sắn bình quân cho một hộ

ĐVT: đồng/sào/vụ

STT Hạng mục Hộ nghèo (n=5) Hộ trên nghèo

(n=15) 1 Giống 65000 81700 2 Phân bón 276000 307330 3 Thuốc BVTV 92000 96330 4 Chi phí khác 100000 100000 Tổng chi phí 473000 585360

Từ bảng ta thấy chi phí sản xuất sắn không phức tạp như các loại cây trồng khác, do đó để cây Sắn đạt năng xuất cao và ổn định thì chi phí trung gian là rất thấp so với mặt bằng chung trên toàn huyện.

Riêng chi phí phân bón chiếm 63,33 % trong tổng số chi phí trung gian và cơ cấu sản xuất, đây là một dấu hiệu đáng mừng vì người dân đã chú trọng bổ sung dinh dưỡng cho đất. Tiếp đến là chi phí trung gian về giống. Chi phí khác là chi phí các khoản thuốc trừ sâu, chi phí phụ khác. Nhìn chung chi phí trung gian về cây sắn là không cao nhưng cũng chưa đảm bảo kỹ thuật đặt ra.

Kết cấu trong chi phí trung gian vẩn phân bón là chủ yếu, nếu tiếp tục đầu tư phân bón có nghĩa là tiếp tục tăng chi phí trung gian đến mức đạt được kỷ thuật thì năng xuất, sản lượng Sắn sẻ cao hơn. Do vậy muốn tăng lợi nhuận không có cách nào khác là tìm cách giảm chi phí, nếu giảm chi phí trung gian sẻ ảnh hưỏng đến việc làm tăng năng xuất. Do vậy chỉ có cách duy nhất là giảm công lao động, muốn giảm công lao động thì phải sử dụng máy móc cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp thay thế sức người thì đây là việc làm cần thiết nhất.

4.5.2. Hiệu quả kinh tế của việc trồng sắn ở các nông hộ

Bảng14: Hiệu quả kinh tế của việc trồng sắn năm 2010

STT Chỉ tiêu ĐVT Hộ nghèo

(n=5)

Hộ trên nghèo (n=15)

1 Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 11440 11022

2 Tổng chi phí (TC) 1000đ 2365 2926,80

3 Tổng giá trị gia tăng (VA) 1000đ 9075 8095

4 VA/TC Lần 3,83 2,76

5 VA/GO Lần O,79 0,74

6 VA/tháng/hộ 1000đ 756,25 674,58

(Nguồn số liệu phỏng vấn hộ xã Kỳ Lâm 2011)

Số liệu trên cho thấy rằng nếu chưa tính đến các yếu tố khấu hao tư liệu sản xuất thì kết quả thu được là tương đối cao. Ở địa bàn nghiên cứu phần lớn hoạt động sản xuất nông nghiệp điều lấy công lao đông tự có làm lãi. Và tư liệu sản xuất thường là các công cụ bằng tay như: cày, cuốc,…có giá trị rất nhỏ nên mức khấu hao là không đáng kể. Tổng giá trị sản xuất sắn bình quân trên một vụ của hộ nghèo là 11.440.000 đồng/vụ, hộ trên nghèo là 11.022.000

đồng/vụ. So với các địa bàn trong xã thì đây là khoản thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo của hộ nông dân tại thời điểm hiện nay.

Với chi phí đầu tư là 2.365.000đồng/vụ đối với hộ nghèo, 2.926.800 đồng/vụ là thấp so với quy trình sản xuất, nhưng đây cũng là một cố gắng của người dân. Theo quan niệm của người dân thì trồng sắn có chi phí đầu tư thấp cho nên lãi suất thu được là khá cao.

4.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất sắn

4.6.1. Ảnh hưởng của chính sách nhà nước

Với việc nhà máy tinh bột sắn đóng trên địa bàn xã Kỳ Sơn,huyện Kỳ Anh thì huyện đã đưa ra các chính sách kinh tế để xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng cho nhà máy. Các chính sách tín dụng,đất đai,quy hoạch vùnh nguyên liệu đã được thi hành

Ngày nay khi mà giá cả các yếu tố đầu vào ngày cành tăng, người dân rất khó khăn trong việc đầu tư cho sản xuất sắn do thiếu vốn vì vậy cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, chính quyền trong việc đưa ra các chính sách trợ giá giúp đỡ người nông dân. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất củng như tạo tâm lý ổn định cho người nông dân yên tâm sản xuất. Vì vậy để thực hiện tốt nhiêm vụ kinh tế năm 2011 phòng nộng ngiệp huyện Kỳ Anh phối hợp với ủy ban nhân dân xã Kỳ Lâm đưa ra chính sách mở rộng diện tích trồng sắn trên địa bàn xã Kỳ Lâm, và đưa ra chính sách hổ trợ vốn và giống và vốn cho bà con nông dân. Điều này đã khuyến khích bà con mạnh dạn đầu tư và phát triển cây sắn, để từ đó đem lại hiêu quả cao trong sản xuất.

4.6.2. Vai trò của nhà máy tinh bột sắn

Nhà máy tinh bột sắn là nơi tiêu thụ sản phẩm sắn mà ngươi nông dân sản xuất ra. Vì vậy sự phát triển ổn định của nhà máy sẽ luôn tạo tâm lý ổn định cho người nông dân yên tâm sản xuất

Ngày nay khi mà nông sản sắn dần được khẳng định được vị thế trông các mặt hàng nông sản, nhu cầu tinh bột sắn cho các nghành công nghiệp chế biến ngày càng tăng và tinh bột sắn củng được xuất khẩu. Chính những điều này làm cho nhà máy không ngừng phát triển và người nông dân luôn có niềm tin để sản xuất, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ của nhân dân,giảm bớt được chi phí vận chuyển và tránh tình trạng bị ép giá cho nông dân.

4.6.3. Ảnh hưởng của việc quy hoạch sản xuất

Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế năm 2011 đã đề ra,chính quyền địa phương đã tiến hành quy hoạch vùng nguyên liệu sắn, tiến hành xây dưng giao thông nội đồng, phát triển mạng lưới giao thông ở vùng nguyên liệu để thuận lợi trong việc sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó việc xây dựng hệ thống kênh mương thuỷ lợi đươc chú trọng để khắc phục những khó khăn bất lợi do thời tiết mang lại. Việc quy hoạch vùng sản xuất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng sắn của địa phương trong những năm tới. Góp phần nâng cao thu nhập của người sản xuất sắn, chính quyền xã đã quy hoạch đất đai để giúp nhân dân sản xuất hiệu quả hơn. Diện tích đất trồng sắn được quy hoạch lại va tăng lên.

4.6.4 Ảnh hưởng của thị trường và các yếu tố đầu vào

Sản xuất sắn là nghành sản xuất hàng hoá, do đó gắn liền với thị trường và giá cả. Sự biến đông của giá sản phẩm và giá đầu vào đều làm thay đổi kết quả và hiệu quả sản xuất.

Hơn nữa giá các yếu tố sản xuất thay đổi làm thay đổi chi phí sản xuất,từ đó thay đổi thu nhập các nông hộ. Sự không ổn định của thị trường tiêu thụ, tăng giá đầu vào làm bà con không yên tâm sản xuất.

4.6.5 Giống

Hiện nay người dân địa bàn nghiên cứu chủ yếu sử dụng giống sắn K94, cao sản nhưng giống lại đươc bà con để qua các năm nên giống bị thái hoá, làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng sắn trong những vụ tiếp theo.

4.6.6. Phân bón

Do diện tích sử dụng nhiều lại là đất cát bạc màu nên phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng. Qua thực tế ở địa bàn nghiên cứu người dân bón phân không hợp lý theo đúng quy trình kỹ thuật. Với thực tế như trên đã làm cho cây sắn sinh trương và phát triển chậm. Nguyên nhân chủ yếu la do người dân chưa nắm rõ trong việc đầu tư sản xuất sắn, chủ yếu là làm theo kinh nghiệm. Thu nhập của người dân còn thấp nên thiếu vốn đầu tư cho sản xuất sắn. Mặt khác giá cả phân bón lại tăng làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sắn. Để thấy được khó khăn của người trồng sắn chúng tôi so sánh giá phân năm 2009 và 2010 thể hiện ở bảng sau :

Loại phân Giá 2010 (đ/kg) Giá 2011 (đ/kg) Chênh lệch (đ/kg) (2010-2011) Phân lân 5500 6000 +500 Phân kali 6000 7100 +1100 Phân NPK 6500 7700 +1200

(Nguồn số liệu phỏng vấn hộ xã Kỳ Lâm 2011)

Giá cả phân bón leo thang là một trong những nổi lo lớn của người trồng sắn. Với đất cát ở địa bàn nếu không được bón phân đầy đủ sẽ làm đất giảm chất dinh dưỡng dẩn đến năng suất giảm. So với năm 2010 thì giá tất cả các loại phân năm 2011 đều tăng

4.6.7. Ảnh hưởng của công tác khuyến nông

Tại địa bàn nghiên cứu công tác khuyến nông cho việc trồng sắn không được quan tâm nhiều. Phần lớn người nông dân trồng và chăm sóc sắn theo kinh nghiệm không có đươc sự hướng dẩn kỹ thật canh tác cụ thể. Chính điều này ảnh hương rất lớn đến quá trình sinh trương và phát triển của cây sắn.

Trong những năm tới nếu không đươc sự hướng dẩn kỹ thuật canh tác sẻ làm giảm năng suất và sản lương cây sắn. Điều này ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của người trồng sắn và xu hương chuyển đổi cây sẽ tăng lên, sẽ làm cho diện tích trồng sắn giảm ảnh hưởng tới việc cung ứng nguyên liệu cho nhà máy vì vậy các cấp chính quyền cần chú trọng công tác khuyến nông.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết Luận

Cây sắn là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân xã Kỳ Lâm trong vài năm trở lại đây, nó đang đóng góp rất lớn trong đời sống người dân nơi đây, từng bước đưa nhân dân nơi đây thoát nghèo, từ đó nâng cao đời sống cộng đồng dân cư của xã.

Kết quả ngiên cứu cho thấy, các hộ điều tra đều sản xuất với diện tích,năng suất và sản lượng khá lớn đó là 5,2 sào/hộ, 11 tạ/sào, 57,2 tạ/năm/hộ đối với hộ nghèo và 5,07 sào/hộ, 10,87 tạ/sào, 55,11 tạ/năm/hộ. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng thấy được chi phí đầu tư cho sản xuất sắn ở các hộ điều tra, với tổng chi phí 473.000 đồng/sào/hộ đối với hộ nghèo và 585360 đồng/sào/hộ đối với hộ trên nghèo. Để từ đó cho thấy được hiệu quả kinh tế của các hộ trong việc trồng sắn là 9.075.000 đồng/vụ/hộ đối với hộ nghèo và 8.095.000 đồng/vụ/hộ.

Trong quá trình nghiên cứu đã giúp tôi nhận biết được những thuận lợi cũng như những khó khăn mà bà con nông dân gặp phải trong đời sống sản xuất nói chung và trong việc sản xuất và phát triển cây sắn nói riêng. Qua quá trình nghiên cứu đề tài của mình tôi nhận thấy được một số khó khăn như: khí hậu diễn biến bất thường,sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và nhân dân còn kém, ngoài ra nông dân còn gặp một số khó khăn về vốn, kỹ thuật, thị trường vv...Bên cạnh đó cũng có nhiều thuận lợi như:điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp với cây sắn, lao động dồi dào....

Qua quá trình nghiên cứu đã đánh giá được hiệu quả kinh tế mà cây sắn mang lại, để từ đó giúp bà con nông dân nơi đây nhận thấy được những giá trị kinh tế từ cây sắn. Và từ đó cũng giúp các cơ quan chức năng nhận thấy được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc khuyến khích bà con trồng và phát triển cây sắn để có những quy hoạch và kế hoạch hợp lí hơn.

5.2. Kiến Nghị

Qua quá trình thực hiện đề tài, thấy được những tồn tại và hạn chế trong việc phát triển sản xuất cây sắn trên địa bàn thôn Hải Hà, xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh để tham gia vào việc phát triển mô hình này một cách có hiệu quả hơn. Chúng tôi thấy chính quyền xã cần có chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người dân mở rông mô hình sản xuất cây sắn ra nhiều và rộng

rải hơn qua đó có thể vay vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện và sử dụng vốn đúng mục đích trong dài hạn. Các cấp chính quyền tại huyện, xã cần nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ để người dân có thể yên tâm trong đầu tư sản xuất.

* Đối với chính quyền xã Kỳ Lâm

- Cần có chính sách tuyên truyền, vận động mọi người dân trong việc phát triển các mô hình trồng trọt củng như mô hình chăn nuôi trên địa bàn, để làm giàu cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời, phải có những phương hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp gắn với những lợi thế so sánh mà vùng có được. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc tiếp cận với các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

- Để mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo các cán bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác sắn theo từng giai đoạn kỹ thuật .

- Cần tạo đầu ra ổn định cho cây sắn nói riêng và sản phẩm nông nghiệp nói chung để nông dân yên tâm đầu tư và mạnh dạn tập trung sản xuất.

* Đối với hộ trực tiếp trồng cây sắn

Cần phải xác định rõ lợi ích lâu dài mang lại từ cây sắn. Phải xác định vai trò làm chủ thực sự trên diện tích sắn của mình để có thể chủ động đầu tư, nâng cao năng suất và chất lượng cây sắn.

- Chấp hành tốt quy trình kỹ thuật trồng và hướng dẫn của cán bộ khuyến nông để mô hình phát triển tốt cho năng suất củ ổn định và bền vững.

- Mạnh dạn vay vốn để đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất, mở rộng quy mô, tuy nhiên phải sử dụng đồng vốn hợp lý, hiệu quả và đúng mục đích.

- Tăng cường học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức về canh tác cây sắn, kiến thức về thị trường, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Thường xuyên nắm bắt thông tin về thị trường, giá cả và bảo quản tốt sản phẩm nhằm giữ vững chất lượng, tạo thương hiệu và đặc trưng mủ ở nơi đây.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, góp phần thực hiện tốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Luôn có sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa những người dân trồng sắn để hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Quyên, Bốn nhà bàn cây Sắn, Tây Ninh năm 2011

2. Nguyễn Anh Thi, Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam qua 20 năm đổi mới, Hà Nội năm 2011

3. Nguyễn Công Quỳ, Giáo trình quy hoạch và sử dụng đất, Nhà xuất bản nông nghiệp 2006)

4. Nguyễn Thiện Tâm ,Sách kinh tế nông nghiệp,Giáo viên trường Đại Học Nông Lâm-Huế, năm 2010)

5. Ngô Thắng, Sắn chất lượng cao - cây làm giàu cho người dân miền núi

Kỳ Anh, Hà Tĩnh năm 2010)

6. Tài liệu.vn

7. Trần Công Khanh, Viện khoa học nông nghiệp miền Nam

8. www.agroviet, trang wed của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động trồng sắn của các hộ trên địa bàn xã kỳ lâm huyện kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w