Đánh giá hoạt động cho vay đối với DNVVN tại VPbank

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank.doc.DOC (Trang 42 - 49)

P. Thu hồi nợ

2.2.3. Đánh giá hoạt động cho vay đối với DNVVN tại VPbank

2.2.3.1. Những kết quả đạt được.

Dù vừa mới bước qua giai đoạn khó khăn khủng hoảng từ năm 2004 nhưng VPBank đã đạt được kết quả khá tốt trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh tiền tệ. VPBank đã xây dựng được vị thế vững chắc đối với khách hàng, mở ra một thời kỳ phát triển mạnh mẽ về dịch vụ trong những năm tới. Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng, VPBank cũng đã xác định thay đổi cơ cấu kinh doanh theo hướng tăng tỷ lệ thu từ hoạt động dịch vụ. Nhưng hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại doanh thu nhiều nhất cho ngân hàng. Trong đó hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng tới mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, mọi đối tượng khách hàng với phương châm là an toàn và sinh lợi.

Sự thành công của việc huy động vốn là cơ sở để Vpbank mở rộng cho vay tới mọi đối tượng khách hàng trong đó có DNVVN. Trong 2 năm qua, với 2 chương trình tiết kiệm dự thưởng là “ siêu lãi suất” và “ gửi tiết kiệmtrúng

cư, các tổ chức kinh tế… Năm 2006, lượng vốn huy động tăng lên gần gấp đôi. Nhờ đó, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng hơn.

Để không tồn đọng vốn, VPBank phải mở rộng thâm nhập thị trường tiềm năng và cũng là thị trường mục tiêu chủ yếu, đó là thị trường các DNVVN. Với những hoạt động tích cực VPBank đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với DNVVN đều tăng cả về số lượng cũng như tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay và tổng doanh số thu nợ qua 2 năm. Dư nợ tín dụng liên tục tăng và có sự thay đổi trong cơ cấu tài trợ phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Cơ cấu cho vay theo thời hạn thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn nhưng vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh của cả cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Đối với dư nợ cho vay phân theo loại hình doanh nghiệp, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước giảm, tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân tăng. Còn nếu phân theo lĩnh vực hoạt động thì bao giờ Chi nhánh cũng tài trợ nhiều cho lĩnh vực thương mại dịch vụ vì đây là thế mạnh của các ngân hàng thương mại cổ phần. Song song với việc mở rộng cho vay là việc nâng cao chất lượng tín dụng. Thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo đảm tiền vay cũng như quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng, Chi nhánh cũng hạn chế được rủi ro. Vì thế, tỷ lệ nợ quá hạn trong dư nợ cho vay đối với các DNVVN ở mức thấp, dưới 2%.

Những thay đổi trong chính sách tín dụng cũng như quy trình nghiệp vụ tạo điều kiện thuận lợi mở rộng cho vay DNVVN. Thời hạn giải quyết hồ sơ vay vốn của DNVVN được rút ngắn, hồ sơ vay ngắn hạn được giải quyết trong 5 ngày, còn hồ sơ vay dài hạn thì trong 15 ngàỳ. Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tín dụng cũng được cải thiện do sự quan tâm đào tạo nguồn nhân lực của Chi nhánh. Cơ chế cho vay thông thoáng hơn, đặc biệt là áp

dụng cơ chế lãi suất thoả thuận giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc quyết định cho vay.

2.2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân.

Một số hạn chế.

Để thực hiện theo đúng phương châm hoạt động củaVPBank “ uy tín,tận tình”, VPBank cần phải khắc phục một số hạn chế sau:

Mặc dù VPBAnk cũng đã mở rộng cho vay đối với DNVVN nhưng dư nợ cho vay, doanh số cho vay vẫn còn chua thật cao, chưa phát huy được hết thế mạnh của ngân hàng. Trong khi các ngân hàng liên tục phát triển mạnh về mọi mặt trong những năm gần đây với tốc độ nhanh, các DNVVN được hỗ trợ phát triển nên cũng tăng cả về số lượng và chất lượng. Với một thị trường tiềm năng như vậy, Chi nhánh mới chỉ tài trợ khoảng 45 đến 47% ( trung bình ngành là khoảng 40-45%) trong tổng dư nợ,tuy có vượt mức trung bình ngành một chút nhưng vẫn chua phát huy được hết khă năng cũng như thế mạnh của ngan hàng . Mặt khác, năm 2005, Chi nhánh huy động được một lượng lớn nguồn vốn nhưng mới chỉ cho vay khoảng 1/3. Như vậy, Chi nhánh sử dụng vốn không thực sự hiệu quả và chưa thực sự chú trọng vào đối tượng DNVVN đang khát vốn.

Về việc cho vay các thành phần kinh tế, Chi nhánh vẫn duy trì tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước cao (87%). Trong khi đó, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang rất phát triển thì lại được tài trợ ít hơn. Nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dư nợ cho vay quá ít chỉ chiếm 25,69%. Thị trường Việt Nam đã mở cửa, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia thị trường ngày một nhiều và đang mở rộng thị phần kinh doanh. Vậy mà số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quan hệ tín dụng với Chi nhánh còn rất khiêm tốn, dưới 5 doanh nghiệp.

Về cho vay phân theo lĩnh vực hoạt động, các DNVVN trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ trở thành thị trường chính của Chi nhánh. Còn lĩnh vực công nghiệp vẫn bị bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức.

Doanh số thu nợ còn thấp, tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên theo thời gian phản ánh chất lượng tín dụng của Chi nhánh chưa được đảm bảo.

Nguyên nhân.

Từ phía VPbank

Là một ngân hàng cổ phần, năng lực hoạt động và năng lực cạnh tranh chưa phải là mạnh nhất, hơn nữa không có nhiều sự hỗ trợ của Ngân hàng nhà nước nên VPbank luôn đặt mục tiêu an toàn lên trên hết. Do vậy, tài sản bảo đảm khi vay vốn luôn là đòi hỏi ưu tiên trong quá trình duyệt vay, nhất là với các doanh nghiệp vay vốn lần đầu. Thực trạng cho vay tại Vpbank hầu hết tất cả các khoản cho vay đều cần có tài sản bảo đảm. Hơn nữa, yêu cầu tài sản bảo đảm phải là những tài sản có giá trị, có tính thị trường, không bị hao mòn nhanh, có tính pháp lý…Nhưng giá trị tài sản bảo đảm chỉ đủ để vay 60-80% nhu cầu nên hạn chế khả năng vay vốn của DNVVN rất nhiều. Không chỉ có vậy, ngân hàng gặp nhiều khó khăn trogn quá trình làm hợp đồng cầm cố, thế chấp với khách hàng, đặc biệt là khâu định giá tài sản bảo đảm và đăng ký giao dịch đảm bảo nhất là bất động sản.

Công tác thẩm định là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế vay vốn của VPbank. Đó là khó khăn mà VPBank đang phải đối mặt. Số lượng cán bộ tín dụng còn hạn chế, chất lượng chưa cao. Tuy đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, năng động và nhiệt tình, có kiến thức nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế. Sự bất cập trong phân bổ nguồn lực là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả thẩm định kém. Một cán bộ tín dụng phải đảm nhất khối lượng công việc quá lớn, từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu tất toán hợp đồng. Mà

ngày đối với món vay trung và dài hạn. Vậy với khối lượng công việc lớn như vậy thì cán bộ tín dụng khó có thể tập trung thẩm định món vay một cách cẩn thận, kỹ lưỡng được. Chính điều này một mặt bỏ lỡ cơ hội vay vốn của nhiều DNVVN, một mặt không đảm bảo chất lượng tín dụng.

. Trong quá trình làm việc, thông tin thu thập được chủ yếu là thông tin một chiều từ khách hàng. Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng chưa cao, nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) không đảm bảo tính kịp thời, chính xác và hiệu quả. Hơn nữa, khi sử dụng thông tin từ CIC, Chi nhánh phải trả phí nên nhiều cán bộ tín dụng vẫn e ngại khi sử dụng nguồn thông tin này.

Một vấn đề nữa trong khâu thẩm định đó là thẩm định phương án, dự án vay vốn. Phương pháp được sử dụng còn đơn giản, chủ yếu là tính toán, phân tích một số chỉ tiêu đơn giản và tiêu biểu, chưa có sự so sánh với chỉ tiêu ngành và lĩnh vực. Sự áp dụng một cách máy móc các chỉ tiêu phân tích cho một số ngành đặc thù khiến cho kết quả thẩm định bị sai lệch. Với thẩm định dự án thì càng khó khăn. Vì chỉ có 2 hoăc 3 cán bộ tín dụng đảm nhận thẩm định dự án, còn đâu hầu hết các cán bộ tín dụng là thẩm định phương án vay vốn ngắn hạn.

Chiến lược Marketing cũng là điểm yếu của Chi nhánh. Công tác marketing cũng như đội ngũ marketing còn mỏng. Marketing tập trung vào hoạt động thẻ chứ chưa có chiến lược cụ thể, chuyên nghiệp quảng bá hình ảnh Chi nhánh. Hình thức tiếp thị khách hàng chủ yếu là trực tiếp tìm đến các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Việc này vừa tốn kém chi phí lại mất nhiều thời gian mà không hiệu quả.

Từ phía DNVVN.

Trước hết là xuất phát từ chính bản thân DNVVN. Từ những đặc điểm về vốn, năng lực hoạt động, về lao động… mà tác động tới khả năng vay

như năng lực tài chính hạn chế thì khó có cơ sở đảm bảo vay được vốn của ngân hàng. Cơ chế hạch toán, kế toán, kiểm toán, lập báo cáo tài chính chưa đúng chuẩn mực chế độ kế toán, còn thiếu minh bạch. Nhiều báo cáo tài chính được lập thiếu chính xác, thậm chí còn sai lệch gây khó khăn cho cán bộ tín dụng khi tiến hành thẩm định. Đây chính là vấn đề đạo đức của doanh nghiệp. Sự thiếu hợp tác với ngân hàng là rào cản cho việc mở rộng vay vốn đối với các doanh nghiệp này.

Quá trình lập phương án vay vốn còn sơ sài, thiếu căn cứ, tính khả thi và hiệu quả thấp nên không thuyết phục được ngân hàng cho vay vốn. Cán bộ tín dụng đôi khi mất thời gian và công sức để tư vấn cho doanh nghiệp làm lại phương án vay vốn cũng như hướng dẫn doanh nghiệp tiến hành thực hiện các yêu cầu của ngân hàng.

Một vấn đề gây khó khăn không chỉ ngân hàng mà còn cả DNVVN, đó là tài sản bảo đảm cùng với thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm. Giá trị tài sản bảo đảm thấp, tính thanh khoản không cao, không đảm bảo điều kiện pháp lý. Khi làm thủ tục về đăng ký quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu, DNVVN thường gặp khó khăn ở khâu thủ tục rườm rà, nhất là đối với bất động sản.

Uy tín còn hạn chế, chưa có vị thế trên thị trường, làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, nhiều doanh nghiệp ma là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định tài trợ của ngân hàng. Đội ngũ nhà quản lý thiếu chuyên môn cũng như kinh nghiệm quản lý, thiếu kiến thức và khả năng nhạy bén với thị trường luôn là yếu điểm mà DNVVN cần khắc phục.

Một số nguyên nhân khách quan.

Chủ trương khuyến khích các DNVVN phát triển là đúng đắn và hợp lý nhưng Nhà nước phải thi hành nó một cách hiệu quả thì mới tạo ra bước nhảy vọt. Hiện tại, các DNVVN phát triển tràn lan, số lượng đăng ký thành lập

lý của các cơ quan chức năng đôi khi quá tải nên không thể kiểm soát được hết hoạt động của tất cả các DNVVN. Điều này tạo ra khe hở cho các DNVVN làm ăn phi pháp, lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng.

Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng như hoạt động của DNVVN thiếu sự đồng bộ và hướng dẫn cụ thể chi tiết. Đối với DNVVN mới chỉ có Nghị định 90/2001/NĐ-CP về khuyến khích hỗ trợ phát triển DNVVN và chỉ thị 40/2005/ CT-TTg về công tác trợ giúp phát triển DNVVN mà chưa có những hướng dẫn, biện pháp cụ thể áp dụng cho từng loại hình DNVVN. Về phía ngân hàng, mặc dù có nhiều quy định nới lỏng một số điều kiện trong quá trình cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng cấp tín dụng. Tuy nhiên vẫn có sự thiếu nhất quán với các văn bản pháp luật khác của các bộ ngành khác gây khó khăn cho ngân hàng.

Sự triển khai chậm trễ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN là một trong những nguyên nhân hạn chế nguồn vốn tài trợ cho DNVVN. Tuy Nhà nước đã có quyết định thành lập Quỹ từ năm 2001 và sửa đổi, bổ sung vào năm 2004 nhưng tính đến thời điểm hiện tại, Quỹ vẫn chưa chính thức đi vào hoạt động, thực hiện đúng chức năng của mình.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank.doc.DOC (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w