P. Thu hồi nợ
3.4. Một số kiến nghị 1 Đối với Nhà nước.
3.4.1. Đối với Nhà nước.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý mà cụ thể là hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách thương mại.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai. Bởi vấn đề mặt bằng sản xuất kinh doanh là một trong những khó khăn đối với DNVVN. Doanh nghiệp
đang trong tình trạng thiếu đất phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh, thủ tục sử dụng đất còn rườm rà, chậm chạp, lẫn lộn giữa quyền sử dụng đất cho mục đích thương mại, công nghiệp nên gặp khó khăn khi thế chấp vay ngân hàng. Do đó, Nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ cấp quyền sử dụng đất, quyền thuê đất cho các DNVVN để họ yên tâm đầu tư lâu dài.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế. Nhà nước phải tạo sân chơi bình đảng cho mọi thành phần kinh tế trong đó có chính sách thuế đối với DNVVN. Đơn giản hoá thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng…; tăng mức độ ưu đãi thuế đối với DNVV nhất là các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mới. Có như vậy mới khuyến khích các DNVVN phát triển hơn.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách tín dụng. Bằng cách tạo ra một “sân chơi bình đẳng” về tín dụng cho tất cả các chủ thể đi vay, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn; Sửa đổi một số quy đinh về bảo đảm tiền vay sao cho có sự thống nhất với Luật đất đai tạo điều kiện cho DNVVN tiến hành cầm cố và thế chấp dễ dàng. Chính phủ cần cụ thể hoá hình thức tín chấp, bảo lãnh khuyến khích các địa phương, hiệp hội bảo lãnh cho DNVVN vay vốn; đơn giản hoá và chuyên môn hoá các giao dịch đảm bảo, đưa các thông tin giao dịch đảm bảo lên mạng.
Thứ hai, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề, trình độ quản lý cho các DNVVN. Đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá, đây là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách. Thị trường biến động thường xuyên, các DNVVN nếu không có đội ngũ lãnh đạo có kiến thức và kinh nghiệm thì rất dễ bị tác động theo hướng tiêu cực.
Thứ ba, tăng cường sự phối hợp quản lý của nhà nước theo cả chiều dọc và chiều ngang. Bộ thương mại sẽ thường xuyên phối hợp với Bộ kế hoạch đầu tư và các bộ ngành có liên quan để tổ chức thực hiện tốt nghị định 90/CP; tạo
điều kiện cho DNVVN niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm huy động vốn trung và dài hạn.
Thứ tư, đẩy mạnh việc thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN. Nguyên nhân là do tâm lý e ngại tính hiệu quả của quỹ, khó huy động được nguồn vốn cho quỹ, vướng mắc trong tổ chức và điều hành quỹ. Chính vì vậy, Nhà nước cần phát huy vai trò quản lý của mình, can thiệp hơn nữa và đưa ra các điều kiện đảm bảo để cho Quỹ chính thức đi vào hoạt động.