Điểm mạnh, điểm yếu, cở hội, thách thức và chiến lược phát triển khuyến nông trong tương lai.

Một phần của tài liệu thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác khuyên nông của trung tâm khuyến nông - lâm - ngư thừa thiên huế (Trang 35 - 36)

3 Bình quân người/lớp

4.5Điểm mạnh, điểm yếu, cở hội, thách thức và chiến lược phát triển khuyến nông trong tương lai.

nông trong tương lai.

4.5.1 Điểm mạnh

- Các chính sách khuyến nông quy định tổ chức, nội dung, định hướng khuyến nông do Chính phủ ban hành.

- Nguồn tài chính ổn định từ ngân sách nhà nước với quy định chi tiêu cụ thể. Bước đầu đã hình thành hệ thống tổ chức từ Tỉnh, huyện, cơ sở (xã).

- Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học dồi dào, lực lượng lao động đông đảo...

- Các mô hình trình diễn phù hợp với nhu cầu của nông dân, phù hợp với điều kiện sinh thái, đất đai của địa phương nên được nông dân hưởng ứng và nhân rộng nhanh. - Các tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất phù hợp với tập quán canh tác của người dân, nên nông dân dễ áp dụng.

- Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên và liên tục nên nông dân có cơ hội nắm bắt và tiếp cận cái mới để áp dụng vào sản xuất.

- Công tác chỉ đạo sản xuất, các giống mới về cây con thực tế đã thay đổi rõ rệt về năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng vật nuôi, hiệu quả kinh tế trong sản xuất tăng lên nên nông dân chấp nhận áp dụng.

4.5.2 Điểm yếu

- Hệ thống khuyến nông mới hình thành nên chưa hoàn chỉnh, còn thiếu và yếu ở cấp cơ sở; cấp huyện đang bước đầu xây dựng, hình thành trạm Khuyến nông lâm ngư, nhiều xã chưa có khuyến nông viên cơ sở. Cán bộ khuyến nông còn chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ khuyến nông.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động chuyên môn còn thiếu. - Công tác chỉ đạo sản xuất đôi lúc còn thiếu tính đồng bộ và kiên quyết.

- Phương pháp, cách tiếp cận khuyến nông chưa đa dạng, còn mang tính hỗ trợ, chưa áp dụng cách tiếp cận phù hợp cho các nhóm đối tượng. Việc nhân rộng các mô hình KNLN trên thực tế còn hạn chế.

- Quản lý, giám sát các hoạt động khuyến nông đúc rút ra những bài học kinh nghiệm còn yếu. Các hoạt động đào tạo khuyến nông còn bị chồng chéo.

- Một số tiến bộ kỹ thuật áp dụng chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế và tập quán canh tác của người dân nên khó nhân rộng.

- Nông dân của tỉnh đa số còn nghèo, thiếu vốn đầu tư kể cả khi đã tiếp cận được khoa học công nghệ.

- Trình độ sản xuất của nông dân giữa các vùng, miền của tỉnh không đồng đều, sản xuất với qui mô nhỏ vẫn là phổ biến, chưa hình thành sản xuất hàng hoá , đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng và có tính cạnh tranh cao.

4.5.3 Cở hội

- Việt Nam là một nước nông nghiệp có 80% là người dân ở nông thôn và có thu nhập chính là từ nông nghiệp. Là nước xuất khấu gạo và sản phẩm nông nghiệp đứng thứ 2 thế giới nên việc chuyển giao các TBKT mới là điều cần thiết.

- Định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước là chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ nhưng đối với nông nghiệp Nhà nước ta vẫn quan tâm và chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển một nền nông nghiệp tiên tiến.

- Nguồn kinh phí ngoài luồng cho hoạt động khuyến nông PTNT ngày càng tăng.

- Đội ngủ cán bộ được đào tạo chuyên ngành khuyến nông PTNT ngày càng tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng.

- Người nông dân Việt Nam có tinh thần học hỏi và khả năng sản xuất cao.

Một phần của tài liệu thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác khuyên nông của trung tâm khuyến nông - lâm - ngư thừa thiên huế (Trang 35 - 36)