3 Bình quân người/lớp
4.4. Những khó khăn thuận lợi trong công tác khuyến nông của TT Khuyến Nông Lâm Ngư TT Huế.
Nông - Lâm - Ngư TT Huế.
4.4.1 Thuận lợi.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm ở duyên hãi miền trung, là trung tâm vắn hoá – giáo dục – y tế của miền trung tây nguyên. Với vị trí địa lí thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp biển và dịch vụ Thừa Thiên Huế đang từng ngày phấn đầu trở thành trung tâm kinh tế của miền trung. Theo đề án phê duyệt của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 đã xác định mục tiêu phát triển cho cả tỉnh và các vùng kinh tế phấn đấu đưa thành phố Huế trở thành, thành phố du lịch của cả nước, cùng với việc đầu tư xây dựng cảng biển, cảng hang không để phù hợp với sự phát triển của tỉnh trong tương lai.
Trên cơ sở tình hình phát triển chung của cả tỉnh thì ngành nông nghiệp cũng có những thuận lợi nhất định. Là một tỉnh có điều kiện địa lý, đất đai, lao động tương đối thuận lợi. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần theo hướng công nghiệp dịch vụ và du lịch. Cơ cấu cây trồng vật nuôi được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Vì vậy hoạt động công tác khuyến nông có thể trong tương lai sẽ được hình thành nhiều để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá đó.
Công tác khuyến nông của TT thực hiện trên cở sở có các quy định, Thông tư, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn. Ngoài ra, công tác khuyến nông của Tỉnh nhận được sự quan tâm của chỉ đạo trực tiếp của Sở NN&PTNT, sự phối hợp của các trạm, phòng NN huyện, UBND các xã, thị trấn, các ban ngành đoàn thể từ huyện đến cở sở. Đội ngủ cán bộ khuyến nông của TT với trình độ 100% đại học và có kinh nghiệm đã góp phần quan trọng trong công tác chuyển giao TBKT, công nghệ mới vào sản xuất tạo ra hiệu quả trong việc tăng năng suất sản lượng và chất lượng cây trông vật nuôi. Bên cạnh đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp chính quyền, nhất là được sự đồng tình hưởng ứng của bàn con nhân dân nên trong công tác tuyên truyền, tập huấn chuyển giao, xây dựng mô hình….. gặp nhiều thuận lợi. Các chương trình,dự án và các mô hình của khuyến nông đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người nông dân và phù hợp với người dân. Vì vậy việc nhân rộng cũng như thực hiện các chương trình dự án được bà con nông dân ủng hộ tin tưởng thực hiện. CBKN của TT thường xuyên tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp khuyến nông, chuyển giao các TBKT mới trong sản xuất nông nghiệp do Sở NN&PTNT và TT KNQG tổ chức. Ngoài ra với sự phối hợp của các chương trình dự án đang hoạt động ở tỉnh và có mối liên hệ chặt chẻ với TT đã làm cho công tác khuyến nông trên địa bàn them
phong phú và đa dạng. Các dự án đang thực hiện ở tỉnh: Dự án khí sinh học, Dự án hổ trợ nông hộ tăng gia lợi tức thông qua sản xuất nông nghiệp tổng hợp, Dự án Đa dạng hoá nông nghiệp( phát triển cao su tiểu điền, chăn nuôi, trồng trọt), Dự án phát WB3, Chương trình Phát triển Ngành nông nghiệp (ASDP), Dự án giảm nghèo(ADB) , Dự án FSPS( thuộc Chương trình Hổ trợ phát triển thuỷ sản do Đan Mạch tài trợ), Dự án IMOLA... thông qua các chương trình dự án này CBKN cũng tiếp thụ được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện các dự án sau này.
Tóm lại, được sự quan tâm chỉ đạo từ trên xuống của các cấp các ngành, cộng them với tiềm năng sẵn có của tỉnh và sự nổ lực sáng tạo trong hoạt động khuyến nông của đội ngũ cán bộ của TT thì công tác khuyến nông trên địa bàn toàn tỉnh ngày càng được đẩy mạnh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bà con nông dân trong phát triển nông nghiệp.
4.4.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lởi trên thì hoạt động khuyến nông của TT trên địa bàn cũng gặp phải không ít khó khăn.
Với điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt hàng năm phải hứng chịu nhiều cơn bão lớn nhỏ đi kèm đó là lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra việc dịch bệnh xảy ra thường xuyên đã là việc sản xuất và nuôi trồng của người dân ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt là trong giai đoạn 2009-2010 là giai đoạn xảy ra nhiều dịch bệnh lớn ở cây trồng và vật nuôi xãy ra trên địa bàn toàn tỉnh đã làm cho công tác khuyến nông của TT gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra công tác thông tin tuyên truyền còn chậm đổi mới về chất lượng , nội dung và tính cấp thiết. Việc phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn ít, thiếu thông tin đa chiều về tình hình sản xuất nông nghiệp, thông tin còn nặng về tuyên truyền kỹ thuật sản xuất mà chưa chú trọng đến thị trường, giá cả, vẫn chưa có kênh thông tin tuyên truyền khuyến nông – khuyến ngư phù hợp với đồng bào dân tộc trên địa bàn. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác khuyến nông nên việc mở các lớp tập huấn chuyển giao TBKT mới tới người nông dân còn hạn chế.
Nhiều mô hình đầu tư theo yêu cầu kỹ thuật quá cao, trong khi đó đời sống của các hộ tham gia mô hình trên địa bàn còn nhiều bất cập thiếu trách nhiệm, xu hướng tiêu cực nên hiệu quả mà mô hình đem lại chưa cao.
thiếu về số lượng và chất lượng dẫn đến việc thực hiện các mô hình, chuyển giao TBKT mơi đến người dân còn yếu.
Kinh phí cho các hoạt động khuyến nông còn thiếu và chưa đáp ứng với nguyện vọng của người dân. Khuyến nông mới chỉ dừng lại ở khâu kỹ thuật để phát triển sản xuất, chưa chú ý đến phát triển sản xuất hàng hoá theo xu hướng thị trường và người sử dụng sản phẩm.