CHIẾN TRANH THẾ GIỚI VAØ SỰ PHÁ HOẠI VĂNMINH NHÂN LOẠI

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về văn minh thế giới cận, hiện đại bài giảng nguyễn công chất (Trang 29 - 33)

LOẠI

- Theo tính tốn của nhà khoa học Thuỵ sĩ Jacqne Babel thì trong 5550 năm, trên hành tinh chúng ta đã xảy ra tới 14513 cuộc chiến tranh với số người chết là 3,6 tỉ người.

Đĩ là những con số khủng khiếp.

Sang thế kỷ XX, sự thiệt hại ấy lại tăng lên gấp bội do quy mơ chiến tranh mở rộng khơng bao giờ hết, chiến trường bao trùm trong thời gian ngắn trên hầu hết lãnh thổ các quốc gia thuộc nhiều lục địa khác nhau, sự tàn phá với sức huỷ diệt của các loại vũ khí, bom đạn tới mức khĩ lường được hết.

Thế kỷ XX đã xảy ra hai lần chiến tranh thế giới vào các năm 1914-1918 và 1939- 1945.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là hậu quả của những mâu thuẫn về quyền lợi và sự giành giật thuộc địa khơng thể điều hồ được giữa hai tập đồn đế quốc: khối “Liên minh” gồm Đức-Áo-Hung, Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari và khối “Hiệp ước” gồm Anh, Pháp, Nga. Hai mươi năm sau, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1938-1945) lại diễn ra với quy mơ và cường độ ác liệt chưa từng thấy. Nhưng khác với thế chiến lần thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai pháp tạp hơn về nội dung chính trị, tính chất giai cấp và diễn tới những thay đổi

căn bản. Chiến tranh nổ ra là do những mâu thuẫn đối kháng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, đồng thời do những mâu thuẫn gay gắt trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Cuộc chiến đã được bắt đầu giữa hai tập đồn đế quốc, giữa các nước phát xít Đức, Ý, Nhật và các nước Anh, Pháp, rồi Mỹ và nhiều nước khác. Nhưng dưới tác động của cuộc đấu tranh chống Phát xít ngày càng mở rộng ở nhiều nước, nĩ đã trở thành cuộc chiến tranh giải phĩng của các dân tộc chống chủ nghĩa phát xít.

Việc Liên Xơ tham chiến (1941) và sự hình thành khối đồng minh chống phát xít (1942) đã làm thay đổi tính chất của cuộc chiến tranh.

Chiến tranh thế giới trong đại chiến thế giới II, là cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử lồi người, lơi kéo 72 nước tham chiếm. Hậu quả nền văn minh của lồi người bị phá hoại nghiêm trọng.

Và cho đến nay, tiếng súng vẫn nổ ra ở nơi này, nơi khác trên tồn hành tinh vì nhiều nguyên do khác nhau: Xung đột sắc tộc, xung đột tơn giáo, kinh tế, hay là sự tiếp tục cuộc đấu tranh chính trị của các quốc gia, dân tộc và giai cấp bằng bạo lực quân sự, hoặc lợi ích kinh tế gắn liền với bạo lực quân sự…... Khĩ cĩ thể biết tới bao giờ chiến tranh mới chấm dứt. Đĩ chính là điều cảnh báo đối với lồi người, đối với nền văn minh nhân loại.

TẠM KẾT

- Nền văn minh nhân loại phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Nếu so với cả quá trình phát triển lâu dài về mặt sinh học (lồi người cĩ mặt trên trái đất cách đây từ 1- 3.000.000 năm) văn minh đến với lồi người muộn hơn nhiều- ước chừng 6 đến 7.000 năm. Nhưng trong ngần ấy năm, những gì mà con người sáng tạo được là cực kỳ phong phú và đa dạng. Với thời gian,sức sáng tạo của con người diễn ra với nhịp độ càng lúc càng nhanh (lấy một ví dụ đơn giản từ thời kỳ đồ đá mới chuyển sang thời đại kim khí, con người phải mất khoảng 2 đến 3.000 năm. Trong thời cận – hiện đại, cuộc cách mạng cơng nghiệp được hồn tất trong khoảng trên dưới trăm năm).

Thời gian hao tốn cho mỗi thời kỳ được thu ngắn lại, những thành quả thu lượm được thì nhiều hơn. Chỉ tính riêng trong thế kỷ XX, những thành tựu văn minh mà lồi người thu được lớn hơn cả ngàn năm cộng lại.

- Trong lịch sử nhân loại, cĩ nhiều nền văn minh đã xuất hiện một cách độc lập và phát triển một cách biệt lập, nhưng số phận cuối cùng của chúng cĩ phần giống nhau. Cĩ nền văn minh bị tàn lụi hẳn và bị chìm đắm vào quên lãng trong một thời gian dài, trước khi được người đời khám phá. Đĩ là trường hợp của các nền văn minh Ai Cập, Tây Á, Angkor, Trung Nam Mĩ… cĩ nền văn minh tỏa sáng rực rỡ lúc đầu, nhưng sau đĩ bị chững lại trong một thời gian dài như văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.

Riêng nền văn minh Hy – La cĩ số phận khác hẳn. Sau nhiều thế kỷ phát triển rực rỡ, chúng bị các man tộc Gécmanr tiền thân các dân tộc Tây Âu ngày nay phá huỷ. Phải mất gần ngàn năm sống trong “đêm trường trung cổ” nền văn minh Tây Âu mới được hồi sinh trở thành nền tảng cho nền văn minh mới được gọi là văn minh phương Tây.

Trong thời kỳ xâm chiếm thuộc địa và sự ngự trị của chế độ thực dân, nền văn minh phương Tây đã lấn át các nền văn minh bản xứ, đẩy chúng đến chỗ tàn lụi để chiếm địa vị gần như độc tơn. Lúc đĩ chỉ mỗi văn minh phương Tây mới được xem là nền văn minh đích thực. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XX, văn minh phương Tây bị rơi vào khủng hoảng mà đỉnh điểm là các cuộc chiến tranh thế giới I và II.

Thế kỷ XX cịn chứng kiến sự xuất hiện của một nền văn minh mới (được tạm gọi là văn minh xã hội chủ nghĩa), được ra đời như là một sự phản ứng chống lại nền văn minh bị

xem là tha hố, đồi trụi, phản động của phương Tây. Nền văn minh này trong nhiều thập niên đã tạo ra được hệ thống những giá trị riêng biệt với những thành tựu lớn trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây nền văn minh xã hội chủ nghĩa cũng đang phải thích ứng với những thay đổi của hồn cảnh xung quanh để tiếp tục tồn tại và phát triển

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về văn minh thế giới cận, hiện đại bài giảng nguyễn công chất (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)