Khảo sát ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ As(III), As(V) của VL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại bỏ asen trong nước ngầm để sản xuất nước sinh hoạt bằng vật liệu hỗn hợp Fe(OH)3 -MnO2 (Trang 27 - 29)

- n: số mũ của biến Q thường nhỏ hơn 1, đặc trưng cho bản chất lực tương tác của hệ, nếu n nhỏ thì bản chất hấp phụ thiên về dạng hoá học, nếu n lớn thì lực hấp

a. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ As(III), As(V) của VL

Tiến hành đối với từng dung dịch As (III) và As( V):

Cho vào 7 bình tam giác 250 ml, mỗi bình 100 ml dung dịch As(III) hoặc As(V) có nồng độ 500 ppb. Điều chỉnh pH trong các bình lần lượt là : 6,0; 6,5; 7,0;

7,5; 8,0; 8,5; 9,0. Sau đó thêm vào mỗi bình 2 gam vật liệu 2. Lắc trong 3 giờ. Lọc lấy 50 ml dung dịch xác định nồng độ asen còn lại

b. Khảo sát xác định thời gian đạt cân bằng hấp phụ asen (III), asen (V) của VL1

Tiến hành đối với từng dung dịch asen (IU) và asen(V):

Cho vào 8 bình tam giác 250 ml, mỗi bình 100 ml dung dịch As(III) hoặc As(V) có nồng độ ban đầu là 500 ppb. Điều chỉnh pH = 7. Cho vào mồi bình 2 gam VL2. Lăc trong các khoảng thời gian khác nhau: 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 4,5; 5 giờ. Lọc lấy dung dịch xác định nồng độ asen còn lại

c. Khảo sát tải trọng hấp phụ A sịỉlỉ) và As(V) của VL2 theo mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir

Tiến hành đối với từng dung dịch asen (III) và asen (V):

Cho vào 10 bình tam giác 250 ml, mỗi bình 100 ml dung dịch As(III) hoặc As(V) có nồng độ ban đầu là: 10 ppm; 20ppm; 40ppm; 50ppm; 80ppm; lOOppm; 300ppm; 400ppm; 500ppm. Điều chỉnh pH = 7. Cho vào mỗi bình 2 gam vật liệu. Lắc trong 3 giờ. Lọc lấy dung dịch xác định nồng độ asen còn lại.

2.4.5. Khảo sát khả năng hấp phụ, giải hấp phụ và tái hấp phụ của VL2 đói vớiAs (III), As (V) bằng phương pháp hấp phụ động As (III), As (V) bằng phương pháp hấp phụ động

-Hấp p h ụ: Cho dung dịch asen (III) có nồng độ 500 ppb đi qua cột hấp phụ có thể tích 15ml (ứng với 1 bed-volume) nhồi 6,5gam VL2 với tốc độ trung bình 1,5 ml/phút, cứ 10 bed - volume đem xác định nồng độ asen một lần.

Tương tự ta cho dung dịch asen (V) có nồng độ 500 ppb đi qua cột hấp phụ có thể tích 25ml (ứng với 1 bed-volume) nhồi 15gam VL2 với tốc độ trung bình

2m l/phút, cứ 10 bed - v o lu m e đem xác định nồng độ asen m ột lần.

-Giải hấp ph ụ: Khi nồng độ dung dịch asen ở đầu ra của cột hấp phu vượt tiêu chuẩn cho phép O lO ppb) ta tiến hành giải hấp asen bang dung dịch NaOH có nồng độ 0,1N. Đối với cột hấp phụ asen (III), cứ 30ml (ứng với 2 bed-volume) ta xác định nồng độ asen một lần. Đối với cột hấp phụ asen (V), cứ 50ml (ứng với 2 bed-volumc) ta xac định nồng độ asen một lần. Đến khi nồng độ asen rửa giải nhỏ và giảm chậm ta dừng lại quá trình giải hấp.

-Tái hấp phụ: Khi quá trình giải hấp dừng lại, ta dùng nước cất cho chạy qua để rửa sạch NaOH đến khi nước sau khi qua cột có pH=7. Tiến hành tái hấp phụ tương tự như hấp phụ ban đầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại bỏ asen trong nước ngầm để sản xuất nước sinh hoạt bằng vật liệu hỗn hợp Fe(OH)3 -MnO2 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)