Thông báo tuyển dụng và thu hút ứng viên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM.DOC (Trang 40 - 45)

- Đối với các chức danh lao động phổ thông có trình độ đào tạo đến sơ cấp : Hội đồng tuyển dụng căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh , đối tượng ưu

2.2.2.2.Thông báo tuyển dụng và thu hút ứng viên

Sau khi xây dựng xong kế hoạch tuyển dụng, Đài THVN có thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, các kênh truyền hình, internet... Với thế mạnh là một Đài truyền hình quốc gia , lượng khán giả theo dõi đông đảo giúp nâng cao hiệu quả thu hút các ứng viên cũng như là tích kiệm chi phí do không phải chi nhiều vào việc đăng quảng cáo thông tin tuyển mộ. Nhìn chung nội dung thông báo tuyển mộ của ĐTHVN khá đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên thông báo còn mang tính hình thức, chưa thực sự thu hút, chưa làm cho người lao động thấy được sự hấp dẫn của công việc như : khả năng được học tập và phát triển, thăng tiến của bản thân... Nội dung công việc hay trách nhiệm của chức danh cần tuyển dụng không được nêu cụ thế. Khi được hỏi ý kiến về mức độ rõ ràng của thông tin về công việc và tính hấp dẫn của công việc khi đọc một bản thông báo tuyển kỹ sư điện tử viễn thông của Đài THVN đăng trên trang web của Đài (http://www.vtv.vn/VN/TrangChu/TinTuc/CKX/2007/8/15/118886/ ) (phụ lục 2) , đa số sinh viên được hỏi đều cho rằng thông báo chưa đủ sức hấp dẫn, thông tin đưa ra còn chung chung, người đọc thông báo không nắm được các vấn đề cơ bản về công việc như : nhiệm vụ , trách nhiệm, tiền lương , khả năng thăng tiến, học tập.. Với nội dung thông báo như vậy, nếu so sánh với các thông báo tuyển dụng của một số đơn vị khác trên trang web tuyển dụng hiện nay thì rõ ràng thông báo tuyển dụng của Đài THVN chưa có được sức hấp dẫn mạnh để thu hút được sự chú ý của người lao động.

Về nguồn tuyển dụng, theo dõi bảng 2.11 ta có thể dễ dàng nhận thấy nguồn tuyển dụng chủ yếu của Đài THVN là nguồn bên ngoài . Theo báo cáo cả bốn năm từ 2005 đến 2008 tỉ lệ tuyển dụng từ bên ngoài đều lớn hơn 97% trong tổng số được tuyển, riêng năm 2006 là 100%. Việc tuyển dụng từ nguồn bên ngoài có những ưu điểm là những người này được trang bị kiến thức tiên

tiến và hệ thống, thường có cách nhìn mới về tổ chức, có khả năng thay đổi cách làm cũ của tổ chức mà không sợ những người trong tổ chức phản ứng. Tuy nhiên nếu không chú trọng nguồn tuyển dụng nội bộ Đài thì lại bỏ phí mất một lực lượng đã quen với công việc, có thời gian thử thách về lòng trung thành với tổ chức, có thể hạn chế được tối đa các quyết định sai trong đề bạt và thuyên chuyển lao động.Ngoài ra còn bỏ phí cơ hội tạo cho người lao động trong tổ chức thêm động lực làm việc, tăng tình cảm và lòng trung thành của họ đối với tổ chức.

Bảng 2.11: Nguồn tuyển dụng lao động

Đơn vị : người Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tổng số LĐ được tuyển 256 100 221 100 256 100 289 100 - Nguồn bên ngoài 254 99,21 221 100 253 98,83 283 97,92 - Nguồn bên trong 2 0,79 0 0 3 1,17 6 2,08

(Nguồn : Báo cáo công tác tuyển dụng các năm 2005-2008 , Phòng quy hoạch, đào tạo, quản lý cán bộ- BanTổ chức cán bộ)

Do đó để tận dụng được ưu điểm của cả hai nguồn tuyển dụng thì Đài cần chú trong hơn đến nguồn tuyển dụng nội bộ của mình.

Vòng sơ tuyển là một bước khá quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Nếu như việc lựa chọn ứng viên qua vòng này không chính xác thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả của những vòng tiếp theo. Tuy nhiên hoạt động sơ tuyển mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra hồ sơ , điều này có thể bỏ phí mất một lượng ứng viên có khả năng làm việc tốt nhưng hồ sơ lại không "đẹp" bằng các ứng viên khác nên bị loại .Vì thế cần phải xem xét thêm ở công tác sơ tuyển này để lựa chọn tốt hơn các ứng viên có hồ sơ xin việc tốt , đồng thời không bỏ phí mất các ứng viên có khả năng làm việc hiệu quả.

Hiện nay hồ sơ xin việc đều dùng chung theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, nội dung của các mẫu theo quy định này còn rất nghèo nàn, hạn chế trong việc thể hiện khả năng, cá tính của mỗi ứng viên. Trong khi Đài THVN là tổ chức sản xuất chương trình truyền hình , lao động vừa mang tính chất kỹ thuật, vừa mang tính nghệ thuật cao, do đó việc thể hiện cá tính, khả năng ngay trong hồ sơ xin việc cũng góp phần đáng kể cho việc đánh giá chính xác hơn các ứng viên ở vòng sơ tuyển

Ngoài ra, xem bảng 2.12, qua các năm ta thấy số lượng ứng viên có mong muốn làm việc tại Đài THVN khá lớn , trong khi lượng ứng viên Đài cần chỉ có giới hạn (dưới 30% tổng số ứng viên nộp hồ sơ). Do đó số lượng ứng viên không được tuyển dụng là không nhỏ mặc dù họ rất có mong muốn được làm việc trong Đài. Bình thường sau khi lựa chọn các hồ sơ qua vòng sơ tuyển, thì số hồ sơ còn lại thường không được quan tâm đến nữa. Điều này sẽ bỏ phí một lượng khá lớn ứng viên có tiềm năng cho những lần tuyển dụng sau. Vì vậy cần phải có biện pháp gì đó để tận dụng được nguồn này cho những lần tuyển dụng sau .

Đơn vị : người Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Số lượng ứng viên 910 1031 1126 1200 Số lượng cần tuyển 256 221 256 289 % số cần tuyển/ số ứng viên 28,13 21,44 22,74 24,08

(Nguồn : Báo cáo công tác tuyển dụng các năm 2005-2008 , Phòng quy hoạch, đào tạo, quản lý cán bộ- BanTổ chức cán bộ)

2.2.2.4. Thi tuyển hoặc xét tuyển

Ưu điểm trong công tác tuyển dụng của Đài THVN đó là phân biệt rõ ràng cách thức thi tuyển đối với các lao động có đào tạo từ trung cấp trở lên và lao động phổ thông có trình độ đến sơ cấp. Tuy nhiên ta thấy chỉ có lao động phổ thông có trình độ đào tạo đến sơ cấp mới phải tham gia vòng kiểm tra sức khoẻ. Trong khi sức khoẻ là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc, mà không chỉ lao động phổ thông mới cần .Mặc dù ở vòng sơ tuyển, trong bộ hồ sơ yêu cầu phải có giấy khám sức khoẻ . Nhưng nếu chỉ căn cứ vào giấy chứng nhận sức khoẻ đó thì không thể xác định chính xác tình trạng thể lực của ứng viên ra sao. Vì vậy cần phải xem xét bổ sung thêm nhân tố này cho hoàn thiện hơn.

Về nội dung thi tuyển , do hệ thống chức danh trong Đài khá nhiều (44 chức danh , xem bảng 2.13 ), không chỉ các chức danh thuộc ngạch quản lý hành chính mà còn thuộc ngành văn hoá thông tin, trong ngành văn hoá thông tin lại có rất nhiều các ngạch khác như : biên tập viên , biên dịch viên, phóng viên , quay phim, đạo diễn , dựng phim, hoạ sỹ, quay phim, âm thanh, nội dung... Mỗi một ngạch lại yêu cầu khác nhau về trình độ, kỹ năng , do đó mà

việc soan thảo nội dung thi tuyển khá phức tạp so với các tổ chức, doanh nghiệp , đơn vị khác.Đòi hỏi công tác này cần phải chú trong nhiều hơn để đưa ra cách thức và nội dung thi tuyển sao cho hợp lý nhất (phụ lục 3: yêu cầu về nội dung thi tuyển đối với một số ngạch thuộc ngành văn hoá thông tin)

Bảng 2.13 : Hệ thống chức danh sử dụng trong Đài THVN

STT Chức danh STT Chức danh

1 Chuyên viên cao cấp 23 Phóng viên CĐ

2 Chuyên viên chính 24 QPV CĐ

3 Biên tập viên chính 25 Cán sự

4 Phóng viên chính 26 Dựng phim viên

5 Đạo diễn chính 27 Họa sĩ TC

6 Kỹ sư chính 28 Kế toán viến TC

7 Nghiên cứu viên chính 29 KTV lưu trữ

8 Bác sỹ 30 KTV

9 BT-BDV 31 Lưu trữ viên TC

10 Chuyên viên 32 Phát thanh viên

11 Đạo diễn 33 QPV chưa đạt

chuẩn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 Giáo viên trung học 34 Thư viện viên TC

13 Họa sĩ 35 Y sĩ

14 Kế toán viên 36 Y tá chính

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM.DOC (Trang 40 - 45)