Đầu tư phát triển giao thông đường bộ theo vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2003-2008.Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 46 - 49)

1. 4.3.Các nhân tố về chính trị,pháp luật

2.2.4. Đầu tư phát triển giao thông đường bộ theo vùng lãnh thổ

Bảng 2.12: Cơ cấu vốn phát triển hạ tầng đường bộ theo vùng lãnh thổ 2003-

2008 Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Vùng trung du và miền núi phía bắc 9.7 9.64 18.2 5.1 9.35 9.6

Vùng đồng bằng sông Hồng 23.31 22.81 27.9 26.2 29.6 38.2

Vùng bắc trung bộ 9.22 9.18 9.14 3.3 5.3 4.02

Vùng duyên hải miền trung 11.53 11.36 16.2 6.6 4.6 1.9

Vùng tây nguyên 4.75 2.82 1.8 5.2 4.95 1.7

Vùng đông nam bộ 24.84 25.1 19.1 38.8 32.6 23.5

Vùng đồng bằng sông Cửu Long 16.61 16.78 7.66 14.8 13.6 21.08

Nguồn: Vụ đầu tư-Bộ tài chính

Có thể thấy rằng vốn đầu tư cho phát triển giao thông đường bộ từ NSNN tập trung vào hai vùng lãnh thổ đó là vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng đông nam bộ, 2 vùng này chiếm hơn 20% so với tổng vốn. Đây là điều dễ hiểu vì đó là 2 khu vực có các thành phố lớn nhất nước là Hà Nội ở vùng đồng bằng sông Hồng và thành phố Hồ Chí Minh ở vùng đông nam bộ.Các vùng phát triển kinh tế kém hơn như vùng tây nguyên và hay vùng trung du và miền núi phía bắc chiếm tỷ trọng thấp đòi hỏi trong thời gian tới cần có các chính sách quan tâm đến các vùng này để đảm bảo sự công bằng trong phát triển.

*Vùng trung du và miền núi phía bắc:

Với 92% địa hình là núi và trung du, giao thông đi lại rất khó khăn và có mật độ dân cư thấp nhất trong các vùng, dân cư sống rải rác, chủ yếu là dân tộc thiểu số chiếm 80% nên việc huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông còn rất nhiều hạn chế.Nguồn vốn đầu tư phát triển vẫn tăng qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư vẫn ở mức thấp (nhỏ hơn 10%).Định hướng phát triển trong thời gian tới ở vùng này là xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ theo tuyến hành lang biên giới trên cơ sở phát triển các đô thị xung quanh cửa khẩu biên giời giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng giao thương giữa 2 nước cũng như tạo

điều kiện để dân cư vùng này có thể tiến hành giao thương buôn bán từ đó tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.Xây dựng hệ thống đường bộ cũng phục vụ cho mục đích giữ vững biên giới, đảm bảo an ninh quốc phòng.

*Vùng đồng bằng sông Hồng:

Với địa hình chủ yếu là đồng bằng (chiếm 97%) thì vùng đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.Đây là vùng có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước, có trục tam giác phát triển là Hà Nội-Hải Phòng- Quảng Ninh do đó NSNN thường ưu tiên phát triên cho vùng này.Chính vì vậy đây là vùng có tốc độ phát triển hạ tầng GTĐB nhanh với các tuyến đường quốc lộ thông suốt giữa các tỉnh ngày càng được hoàn thiện xoay quanh thủ đô Hà Nội.Tuy đã được đầu tư rất lớn từ NSNN( thường chiếm trên 25% tổng số vốn đầu tư hàng năm từ NSNN) tuy nhiên nhu cầu vốn vẫn là rất lớn, vừa phải phát triển hạ tầng giao thông đô thị cho thủ đô Hà Nội lại vừa phải phát triển hệ thống đường quốc lộ liên hoàn giữa các tỉnh.

*Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung:

Nằm trải dài từ biên giới quốc gia ở phía tây tới vùng biển phía đông, tiếp giáp với Lào và Campuchia tuy nhiên đây là vùng đất bị ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh cũng như là khu vực phát triển tương đối chậm do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên cần phải có sự đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ một cách thích đáng mới có thể tăng được tốc độ phát triển.Tỷ trọng vốn đầu tư cho 2 vùng này là tương đối thấp, vùng bắc trung bộ là chiếm tỷ trọng từ 3.3-9.2% trong khi đó vùng duyên hải miền trung từ 1.9-11.53%.Đây là một tỷ trọng rất nhỏ so với diện tích của 2 vùng này,hơn nữa tỷ trọng đầu tư vào 2 vùng này đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây (năm 2008 vùng duyên hải miền trung chỉ chiếm 1.9% tổng số vốn đầu tư). Định hướng phát triển của vùng trong những năm tới là xây dựng được hành lang kinh tế giữa 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia đồng thời xây dựng các tuyến đường quốc lộ nối liền với quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh để có thể tận dụng được mọi điều kiện của vùng.

Đây là vùng có ưu thế về tài nguyên đất tốt nhất cả nước với các loại đất giàu tiềm năng như đất đỏ bazan cùng với đó là tài nguyên gỗ, quặng bôxit…Đây được coi là động lực lớn cho sự phát triển của vùng cũng như của cả nước. Đây là vùng chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng số vốn đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB hàng năm do đó các tuyến giao thông ở vùng này còn thưa thớt, nhiều tuyến đường chỉ có thể thông xe vào mùa khô và đường vào các xã còn rất thiếu.Vốn đầu tư hàng năm chiếm tỷ trọng duới 5%.Mục tiêu của vùng trong thời gian tới là xây dựng được nhiều tuyến đường quan trọng để có thể khai thác tối đa các tài nguyên mà vùng có.

*Vùng đông nam bộ:

Với trung tâm kinh tế của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh và là động lực phát triển kinh tế cho cả vùng, vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ hàng năm cũng như vùng đồng bằng sông Hồng là rất lớn.Trong giai đoạn 2003-2008 thì năm 2006 là năm có tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển GTĐB là lơn nhất chiếm 38.8%.Chiến lược phát triển trong những năm tới là hoàn tất trục đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh- Đồng Nai-Vũng Tàu,thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành…Xây dựng các tuyến đường nối liền các khu công nghiệp lớn ở các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương…giúp tăng tốc độ phát triển kinh tế xứng đáng là vùng đi đầu về kinh tế của cả nước.

*Vùng đồng bằng sông Cửu Long:

Vùng là mạng lưới sông ngòi dày dặc, phải đi lại qua nhiều kênh, rạch rất tốt cho giao thông đường thuỷ, hầu hết các tỉnh đều bị ngập lụt vào mùa lũ do đó phát triển giao thông đường bộ gặp rất nhiều khó khăn.Chính vì có sự khó khăn đó nên đấy vùng đứng thứ 3 về số vốn đầu tư phát triển vào hạ tầng GTĐB, số vốn đầu tư hàng năm dao động trung bình từ 15 đến 20% trong đó năm 2008 là cao nhất với 21.08%.Số vốn đầu tư này tập trung vào giải quyết tình trạng các cây cầu khỉ nguy hiểm và thay bằng các cây cầu mới có độ an toàn cao hơn, hình thành mạng lưới giao thông đường bộ thay thế đi lại trên sông, kênh ,rạch không thuận tiện.

3.Đánh giá tình hình thực hiện đầu tư phát triển giao thông đường bộ bằng nguồn vốn NSNN

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2003-2008.Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w