Tăng cường công tác giám sát chất lượng, tiến độ xây dựng và thanh

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2003-2008.Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 77 - 87)

2. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ

2.4.Tăng cường công tác giám sát chất lượng, tiến độ xây dựng và thanh

tra tài chính đối với các dự án đường bộ.

Đây là công tác đặc biệt quan trọng và có tác dụng trực tiếp trong việc thất thoát, lãng phí từ các công trình giao thông.Việc sử dụng tiết kiêm, đúng mức mục đích vốn NSNN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn NSNN cũng như chất lượng công trình là một tiêu chí quan trọng biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn NSNN.Một công trình nếu như xây dựng không đảm bảo chất lượng sẽ phải phá đi làm lại hay chi phí sửa chữa nó sẽ là rất lớn dẫn đến lãng phí vốn nghiêm trọng nên để đảm bảo chất lượng công trình và thực hiện đúng tiến độ của dự án thì công trình phải được tham gia giám sát chất lượng, đánh giá, thanh tra và kiểm tra thường xuyên.

Việc kiểm soát chặt chẽ, thanh toán vốn đầu tư đúng mục đích, đúng khối lượng hoàn thành sẽ góp phần tránh thất thoát lãng phí và cần phải có những giải pháp cụ thể:

-Thực hiện kiểm toán công trình giao thông đường bộ, nâng cao vai trò và tác dụng của công tác kiểm toán đối với quyết toán chính xác công trình giao thông.

-Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức kĩ thuật, đơn giá xây dựng và sửa chữa công trình giao thông.

Công tác thanh tra tài chính cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí thất thoát, phòng chống tham nhũng khi sử dụng vốn NSNN trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ.

-Tổ chức theo dõi thường xuyên việc theo dõi, nắm tình hình các dự án đầu tư công trình giao thông có vốn NSNN cũng như tình hình đầu tư xây dựng của các bộ, ngành, địa phương trong đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ.Việc theo dõi, nắm tình hình thực hiện từ xa đảm bảo thông tin kịp thời cho việc lập kế hoạch thanh tra hoặc tiến hành thanh tra đột xuất với các công trình thấy xuất hiện nhiều sai phạm.Việc thu thập, cập nhật thông tin thường xuyên từ các dự án nhằm tạo ra một kho thông tin, dữ liệu về tình hình thực hiện các dự án của nhà nước, khắc phục tình trạng bị động nhằm chủ động trong công tác thay đổi kế hoạch thanh tra hàng năm cũng như trong

việc thực hiện kế hoạch thanh tra.Vì vậy các cơ quan thanh tra của nhà nước cần có các phương pháp nắm tình hình thực tế của các dự án nhằm bảo đảm nguồn thông tin đồng bộ và hệ hông,cần bố trí cán bộ nắm những thông tin của từng dự án để có thể phối hợp giữa các bộ ngành, và các địa phương với nhau như ở Bộ kế hoạch đầu tư (vụ thẩm định và giám sát đầu tư,vụ quản lý đấu thầu…), bộ tài chính(vụ ngân sách, vụ đầu tư,kho bạc nhà nước), và bộ giao thông đường bộ, cục quản lý đường bộ…

-Tiến hành rà soát, kiểm tra lại danh mục đầu tư ở tất cả các bộ, ngành, địa phương đảm bảo các dự án có hiệu quả, nếu dự án đầu tư không còn khả thi nữa thì có thể loại bỏ tránh lãng phí vốn đầu tư của nhà nước.

-Đổi mới khâu kế hoạch thanh tra theo hướng vừa chủ động vừa linh hoạt và thường xuyên tiến hành các cuộc thanh tra đột xuất.Lập kế hoạch hàng năm thanh tra vào các dự án trọng điểm để đảm bảo mục tiêu phát triển chung nhưng cũng không quên tiến hành thanh tra đột xuất các dự án nhỏ nhằm đảm bảo nguồn vốn của NSNN được thực hiện đúng dự án, đúng kế hoạch.

-Tiến hành thanh tra đúng nội dung cần thanh tra và đúng dự án cần phải thanh tra: khi tiến hành thanh tra cần xác định rõ nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra… tránh thanh tra dàn trải, thanh tra nhiều vào các nội dung không cần thiết, trên cơ sở đó xây dựng các phương án tổ chức thanh tra khoa học và bố trí lực lượng hợp lý để tiến hành thanh có hiệu quả và đúng mục đích thanh tra.Các công trình giao thông đường bộ là các dự án tương đối phức tạp nên nhiệm vụ thanh tra là rất nặng nề, phức tạp do đó nếu không chuẩn bị kĩ càng thì sẽ rất khó có thể tiến hành thanh tra có hiệu quả.

-Sau khi tiến hành thanh tra cần phải đưa ra được những kết luận và kiến nghị thanh tra chính xác, chặt chẽ, rõ ràng tránh tình trạng nể nang, tham nhũng vốn đầu tư của NSNN.Làm tốt công tác này có thể đưa ra được những quyết định và những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao chất lượng công trình.

2.5.Các giải pháp làm tăng hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng.

Công tác giải phóng mặt bằng đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất trong công cuộc đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng GTĐB ngay cả khi đã có những chính sách về giải phóng mặt bằng nhưng nguyên nhân chủ yếu là sự phối hợp giữa ban quản lý dự án với chính quyền địa phương.Trong thời gian qua công tác giải phóng mặt bằng nhằm tạo quỹ đất cho các công trình giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công của nhiều dự án và ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch cũng như chiến lược đầu tư của nhà nước, thực tế cho thấy nhiều công trình đã bị chậm trễ vài năm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:

-Sự buông lỏng trong công tác quản lý đất đai nói chung và đất dành cho xây dựng nói chung, nhiều khu vực đã được cắm mốc để xây dựng đường cầu nhưng người dân vẫn cố tình xây dựng trái quy định, lấn chiếm trái phép khiến cho khi thực hiện dự án gây ra rất nhiều khó khăn và làm tăng chi phí giải phóng mặt bằng.

-Việc cắm mốc chỉ giới các tuyến đường trong tương lai không được thực hiện trước một thời gian dài do vậy khi xây dựng mới và mở rộng các tuyến đường cũ phải bỏ ra rất nhiều chi phí giải phóng mặt bằng, nhiều công trình thì chi phí này còn lớn hơn nhiều chi phí xây dựng công trình.

-Chính sách, đơn giá đền bù cho người dân chưa thoả đáng, đặc biệt là người dân ở các vùng nông thôn.Nhiều công trình khi xây dựng trên ruộng của người dân nhưng khi lấy thì nhà nước lại không chuẩn bị kịp thời nơi ở mới cho người dân cũng như chuẩn bị việc làm cho người dân khi họ không có ruộng.

Để giải quyết những vấn đề trên thì trong thời gian tới cần phải có những giải pháp kịp thời để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng:

-Xây dựng quy hoạch trung hạn và dài hạn một cách chi tiết để xây dựng hạ tầng đường bộ, trên cơ sở đó lập quy hoạch quỹ đất và có những chính sách thu hồi đất hợp lý với những cột mốc chỉ giới ổn định.

-Công bố rỗng rãi quy hoạch đất đai cả quỹ đất cho xây dựng đường và quỹ đất hành lang bảo vệ đường để nhân dân có thể nắm được chủ trương của nhà nước

trong phát triển hệ thống hạ tầng GTNT đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức tự giác của người dân.

-Điều chỉnh giá đền bù hợp lý với giá trị đất đai của từng địa bàn và trong từng thời kỳ nhất định vì đây là một vấn đề tác động lớn nhất đến việc chấp thuận di dời của người dân.Khi mà lợi ích của ngừơi dân được đảm bảo, đủ bù đắp thiệt hại cho người dân thì sẽ có thể đẩy nhanh được công tác đền bù và giải phóng mặt bằng, tiết kiệm được thời gian và chi phí, tăng hiệu quả sử dụng vốn NSNN.

Có các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm quỹ đất đã được cắm mốc chỉ giới để xây dựng hay vi phạm hành lang bảo vệ đường bộ.Cần có các biện pháp xử phạt về kinh tế mạnh mẽ, kết hợp với hệ thống pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.

2.6.Các giải pháp về bảo vệ môi trường.

Bảo về môi trường là mục tiêu phát triển chung của bất cứ quốc gia nào khi tiến tời mục tiêu phát triển bền vững, và Việt Nam cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.Đầu tư phát triện hệ thống hạ tầng GTĐB có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng môi trường, như khi xây dựng các công trình giao thông sẽ sinh ra rất nhiều bụi gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh, hay sự lưu thông của các phương tiện vận tải lạc hậu cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…Chính vì vậy để thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu về môi trường:

-Xây dựng các biểu phí xử phạt đánh vào các phương tiện vận tải cũ hay những phương tiện vận tải gây ô nhiễm môi trường, buộc các chủ phương tiện phải nộp các khoản phí cho việc xả thải khí ô nhiễm ra môi trường xung quanh.Với việc thu phí như vậy sẽ đóng góp đáng kể vào NSNN hàng năm phục vụ cho đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ.

-Xây dựng chương trình khuyến khích cho các dự án không gây ô nhiễm môi trường và xử phạt với các dự án tiến hành đầu tư không đạt các tiêu chuẩn về môi trường, điều này sẽ nâng cao ý thức làm việc của người lao động cũng như nâng cao

được hiệu quả đầu tư ở các công trình giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng.

2.7.Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực.

Để phát huy được hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong phát triển kinh tế- xã hội nói chung và trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng thì cần phải chuẩn bị tốt nguồn nhân lực.Vì vậy cần phải có những giải pháp để nhằm nâng cao cả số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước tiên cần xây dựng những chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thực hiện trong hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ, cần phải xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ phụ trách khoa học kỹ thuật đến đội ngũ công nhân…và đặc biệt chú tâm vào kỹ năng xây dựng, đánh giá quản lý dự án, nâng cấp năng lực tiếp nhận và đánh giá thông tin.

+Thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá trong phương thức và cách thức đào tạo cán bộ quản lý và thực hiện dự án, sử dụng bao gồm cả hình thức đào tạo trong nước, cử đi học nước ngoài nếu thấy cần thiết, học chính quy trong các chương trình đào tạo tại các trường đại học trong nước, học bán chính quy, tại chức, tập huần, tu nghiệp…Mở rộng hợp tác với nước ngoài đặc biệt là các nước có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và đầu tư.Mời chuyên gia giảng dạy, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật công nghệ, tổ chức hội thảo thường xuyên giữa các đơn vị để có thể nâng cao trình độ tay nghề, khuyến khích hình thức đào tạo tự túc kết hợp giữa các nhân với nhà nước về kinh phí đào tạo,khuyến khích cán bộ có nguyện vọng đi học…

+Tăng cường đạo tạo về luật pháp, chính sách sử dụng vốn NSNN, quản lý đầu tư xây dựng, quy trình thanh toán vốn dự án, kiến thức tin học để thuận tiện cho công tác thu thập và xử lý thông tin, cách thức nâng cao khả năng huy động vốn của NSNN…

+Thực hiện chế độ tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển, kiểm tra chặt chẽ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo.Thi tuyển thường xuyên để có thể sàng lọc và thay

thế những cán bộ không đủ năng lực, tìm thêm những nguồn nhân lực mới, chú trọng đào tạo cán bộ giỏi và là chuyên gia cho ngành.

+Có những chính sách thưởng phạt một cách hợp lý để khuyến khích người lao động và đội ngũ cán bộ làm việc hiệu quả, có những chính sách khuyến khích đối với những cán bộ làm việc ở các vùng sâu vùng xa, làm việc trong môi trường nặng nhọc.

2.8.Các giải pháp về đầu tư phát triển khoa học công nghệ.

Khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của nền kinh tế cũng như trong đầu tư vào phát triển hạ tầng GTĐB, áp dụng công nghệ cao hiện đại sẽ rút ngắn được thời gian xây dựng các công trình xây dựng hay có thể xây dựng được những công trình hiện đại mà nếu chỉ vào sức người sẽ không thể xây dựng được như hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, đường cao tốc Láng Hoà Lạc…

Vì vậy phát triển khoa học công nghệ không chỉ là mục tiêu hàng đầu của quốc gia mà nó còn là mục tiêu hàng đầu của ngành giao thông đường bộ, để nâng cao khả năng công nghệ của ngành thì cần phải có những giải pháp sau:

-Tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào trong quản lý cũng như trong thi công các công trình đường bộ, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc tế phù hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam nhằm tạo ra một hệ thống công nghệ đồng bộ.

-Sử dụng các công nghệ, dây chuyền hiện đại được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới đồng thời tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật để có thể đáp ứng được các dây chuyền công nghệ đó.

-Có những hình thức khuyến khích đầu tư vào các dự án áp dụng các công nghệ hiện đại như sẽ tạo điều kiện phân bổ vốn đầu từ trước, đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của dự án…Khen thưởng và khuyến khích các cá nhân tham gia nghiên cứu công nghệ và có khả năng ứng dụng các công nghệ mới trong quá trình đầu tư và xây dựng.

-Khuyến khích các dự án sử dụng các công nghệ có thể tận dụng được các nguồn nguyên vật liệu tại chỗ tuy nhiên vẫn phải chú trọng đến chất lượng công trình theo những tiêu chuẩn hiện đại.

-Hạn chế việc nhập khẩu các công nghệ cũ như đánh thuế cao đối với các công nghệ này, áp dụng công nghệ thông tin vào trong điều hành và quản lý quá trình đầu tư.

-Không ngừng nâng cao và hợp tác với các quốc gia có trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới, không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển trước và ứng dụng các kinh nghiệm đó vào điều kiện cụ thể của nước ta.

2.9.Hoàn thiện cơ chế đầu thầu và tăng cường quản lý công tác đấu thầu.

Trong thời gian qua, công tác đấu thầu đã bộc lộ nhiều yếu kém làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của dự án do quy chế đấu thầu chưa hoàn thiện và thiếu thông tin vì vậy các nhà quản lý cần hoàn thiện cơ chế đấu thầu để chấm dứt tình trạng trên, phát huy tối đa hiệu quả của vốn NSNN.

Để đảm bảo tính công khai minh trong công tác đấu thầu thì bộ giao thông, bộ kế hoạch và bộ tài chính cần lập kế hoạch đầu thầu dự án rộng rãi dưới hình thức cạnh tranh rộng rãi để có thể lựa chọn được các nhà thầu phù hợp đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án, không nên chia công trình ra làm nhiều gói thầu quá nhỏ để tránh tình trạng lãng phí, không đảm bảo tính tổng thể hơn nữa gói thầu quá nhỏ sẽ không khuyến khích được các nhà thầu tham gia đấu thầu, gây khó khăn cho quản lý.

Quản lý đấu thầu phải thực hiện xuyên suốt từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức đầu thầu, đánh giá sơ bộ dự thầu, lựa chọn nhà thầu, kí kết hợp đồng.Tránh trường hợp nhà thầu trúng thầu có tên trong hợp đồng nhưng khi thực hiện gói thầu lại là nhà thầu khác.Nghiêm minh xử lý các trường hợp móc nối với nhà quản lý để làm thất thoát vốn của nhà nước.

Cần công khai hoá công tác đấu thầu bằng cách thông tin đấu thầu trên các tờ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2003-2008.Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 77 - 87)