0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Quá trình hình thành và phát triển của công ty May 10

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.DOC (Trang 25 -34 )

Công ty cổ phần May 10 tiền thân là các xưởng may quân trang đặt tại chiến khu Việt Bắc. Các xưởng may ra đời năm 1946 trong những ngày sục sôi không khí toàn quốc kháng chiến. Vào thời điểm đó, các xưởng may này có nhiệm vụ sản xuất quân trang bộ đội trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc.

Từ những xưởng may nhỏ bé, với nhà xưởng, thiết bị thô sơ, trình độ quản lý lạc hậu, sản xuất theo kế hoạch nhà nước giao, đến nay May 10 đã trở thành một trong những doanh nghiệp may mặc hàng đầu Việt Nam. Hiện tại May 10 có 14 xí nghiệp thành viên đặt tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá,Quảng Bình…. Với hơn 8000 lao động, nhà xưởng khang trang, máy móc thiết bị hiện đại. Cho đến ngày nay Công ty đã trải qua các giai đoạn phat triển:

* Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954) :

Sau cách mạng tháng 8/1945 do nhu cầu quần áo, mũ… phục vụ bộ đội hình thành nên các tổ may. Ngày 19/12/1946 sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh các xưởng, các nhà máy ở thủ đô Hà Nội nhất loạt rời lên núi rừng Việt Bắc tổ chức thành hai hệ xưởng sản xuất quân trang: hệ chủ lực và hệ bán công xưởng. Gọi là hệ chủ lực vì trong các xưởng này thợ may hầu hết là bộ đội và công nhân quốc phòng. Còn hệ bán công xưởng là loại xưởng chỉ có một số ít thợ thuộc diện công nhân quốc phòng làm nòng CSE cốt cho sản xuất, còn lại là thợ thuê từ ngoài vào làm.

Trong thời gian từ năm 1947 đến năm 1949, miền Tây tỉnh Thanh Hoá thuộc liên khu IV có xưởng chủ lực Yên Sinh đóng ở Cầu Vàng, huyện Quỳnh Côi (Thái Bình) thuộc Liên khu 3 có cơ sở kéo sợi, dệt vải, may quần áo… Năm 1947, nghành Quân nhu Liên khu V đã tổ chức 2 xưởng may: Xưởng May tháng 8 ở Quảng Ngãi có 105 công nhân do đồng chí Nguyễn Duy Triên phụ trách, một tổ sửa chữa may khâu và máy dệt do đồng chí Nguyễn Đương phụ trách. Năm 1948, Bình trị Thiên tổ chức 2 xưởng may quân trang ở Đại Lược (Bắc Thừa Thiên) và Mỹ (Nam Thừa Thiên).

Trong những năm 1951 – 1952, Nha Quân nhu đã tiến hành giải thể các bán công xưởng may ở Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình. X30 – nguyên là xưởng may của Liên khu III đóng ở Cầu Vàng (Yên Định – Thanh Hoá) và một số cơ sở may khác được sát nhập vào xưởng may chủ lực X40 (đến năm 1956 xưởng X40 sát nhập với xưởng X10).

Tại chiến khu Việt Bắc, ba xưởng May nhỏ AK1, BK1, CK1 Sáp nhập lại thành xưởng May Hoàng Văn Thụ, sau đó ít lâu lại đổi tên thành xưởng May 1 mang bí số là X1. Trong số công nhân may của xưởng X1 ở Việt Bắc có một số thợ thuê ở làng Cổ Nhuế (ngoại thành Hà Nội) tình nguyện bỏ làng theo kháng chiến. Họ được Nha Quân Nhu tuyển mộ, tập hợp rồi tổ chức thành nòng cốt của X1. Đến năm 1952, Xưởng X1 ở Việt Bắc được đổi thành Xưởng May 10 với bí số là X10. Đây chính là tiền thân của Công ty cổ phần May 10 ngày nay.

* Giai đoạn 1954 – 1960:

Năm 1954 kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, Xưởng May 10 được lệnh trở về Hà Nội để có điều kiện sản xuất tập trng hơn. Đồng thời, Cục Quân nhu cũng quyết định ghép Xưởng May 40 ở Thanh Hoá vào Xưởng May 10. Với việc ghép hai đơn vị và trở về Thủ Đô, May 10 đã bước vào một giai đoạn phát triển mới cao hơn. Sau một thời gian tìm hiểu, xã Hội Xá thuộc

Nội được chọn làm cơ sở mới của May 10, vì nơi đây đáp ứng được 2 điều kiện cơ bản:

Thứ nhất, Hội Xá là cửa ngõ Thủ Đô, thuận tiện về giao thông (sát đường quốc lộ số 5 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, gần sân bay Gia Lâm).

Thứ hai, Hội Xá có khu đất hoang (trước là bãi pháo của quân đội Pháp và Nhật) rộng gần 20 ha, đủ để xây dựng xí nghiệp lớn, lại không ảnh hưởngđến sản xuất của bà con nông dân quanh vùng.

Tháng 10/1955, Tổng cục hậu cần tiến hành biên chế cho Xưởng May 10 số lượng 564 cán bộ, công nhân viên. Ngày 26/7/1956, Xưởng May 10 và Xưởng May 40 được hợp nhất.

Cuối quý IV năm 1956, một bộ phận của May 10 được tách ra để thành lập Xưởng May 20 chuyên may đo quần áo cán bộ trung, cao cấp của quân đội đóng ở khu vực Hà Nội. Riêng Xưởng May 10 được Tổng cục hậu cần giao nhiệm vụ may sẵn quần áo cấp phát từ cấp uý trở xuống.

Đến cuối năm 1956 đầu năm 1957, quy mô Xưởng May 10 được mở rộng, máy móc được trang bị nhiều hơn với 253 chiếc máy bay, trong đó có 236 chiếc chạy bằng điện . Nhiệm vụ chủ yếu của Xưởng May 10 vẫn là may quân trang cho quân đội. Yêu cầu về số lượng mặt hàng tuy có nhiều và phức tạp hơn so với thời kỳ kháng chiến, nhưng với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân, Xưởng May 10 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sản xuất thêm được nhiều loại hàng quân trang đáp ứng nhu cầu của các binh chủng trong quân đội.

* Giai đoạn từ bao cấp đến làm quen với hạch toán kinh tế (1961 -1964):

Nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tháng 2/1961, xưởng May 10 được chuyển về bộ Công nghiệp nhẹ.

Toàn bộ nhà Xưởng, máy móc thiết bị và 1092 cán bộ công nhân Xưởng May 10 được Tổng cục hậu cần, Cục Quân nhu bàn giao về đơn vị quản lý mới.

Ngày 20/2/1961, đồng chí Trần Quí Hai (Chủ nhiệm Tổng Cục Hậu Cần) thay mặt Quân uỷ Trung ương Bộ Quốc phòng tặng “cờ thi đua khá nhất ” cho tập thể chiến sĩ Xưởng May 10. Từ thời điểm này, nhiệm vụ của Xí nghiệp là sản xuất theo kế hoạch của Bộ Công nghiệp nhẹ giao. Tuy chuyển đổi cơ quan chủ quản, nhưng hàng năm, Xí nghiệp May 10 vẫn dành từ 90 – 95% năng lực sản xuất quan trang phục vụ quan đội, 5 – 10% năng lực sản xuất còn lại cho mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu và dân dụng.

Trong thời kỳ thuộc quân đội quản lý, May 10 sản xuất theo chế độ cung cấp, ít tính toán chi ly, thiếu thì xin thêm, thừa thì để lại, vốn hết bao nhiêu cũng được, có cấp trên lo, miễn đảm bảo kế hoạch và thời gian giao hàng cho quân đội. Sau khi chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹ, chế độ bao cấp dần được thay thế bằng cơ chế sản xuất kinh doanh có tính toán đến hiệu quả kinh tế, phải thực hiện hạch toán lỗ, lãi rõ ràng. Đây là sự chuyển đổi không hề dễ dàng, vì nhiều cán bộ, công nhân May 10 đã quen với nếp sản xuất theo cơ chế bao cấp trong nhiều năm liền.

Như vậy là chỉ sau ba năm (từ tháng 2/1961 đến tháng 1/1964), kể từ khi chuyển sang bộ Công nghiệp nhẹ quản lý, May 10 từ một đơn vị sản xuất theo chế độ bao cấp, cách làm ăn vốn theo nếp cũ, đã kịp thích ứng với cơ chế quản lý mới, sản xuất đã tính đến hiệu quả kinh tế: giá thành sản phẩm phải rẻ, chất lượng phải tốt. Thời gian đầu Xí nghiệp gặp không ít khó khăn về tổ chức, nhất là về mặt tư tưởng. nhưng chính truyền thống xây dựng và trưởng thành trong kháng chiến của tập thể cán bộ công nhân May 10 đã giúp Xí nghiệp từng bước vượt qua các kho khăn, luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch sản xuất Nhà Nước giao và xứng đáng là một trong những lá cờ đầu nghành may mặc trong xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

* Giai đoạn 1965 – 1975 :

Năm 1965, giặc Mỹ thua đau ở chiến trường Miền Nam và đã liều lĩnh đem không quân ồ ạt đánh phá Miền Bắc hòng ngăn chặn sự chi viện của Miền Bắc cho Miền Nam. Không quân Mỹ tập trung đánh bom vào những tuyến đường giao thông huyết mạch của Miền Bắc, các cơ sở kinh tế, cơ quan xí nghiệp hòng làm tê liệt nền kinh tế, đưa Miền Băc” trở lại thời kỳ đồ đá”. May 10 nằm trong khu vực kinh tế - quân sự quan trọng, sát quốc lộ 5 nối Hà Nội với Thành Phố cảng Hải Phòng, gần Tổng kho 205 của Tổng cục Hậu cần, Tổng kho xăng dầu, Sân bay Gia Lâm…. Khu vực này chính là mục tiêu đánh phá hang đầu của Không quân Mỹ.

Thực hiện phong trào do Bộ Công nghiệp nhẹ phát động, May 10 đã cử một bộ phận cán bộ lãnh đạo và công nhân viên lành nghề lên Hà Bắc, xây dựng Xí nghiệp May X200 tại Đáp cầu - Bắc Ninh để tăng them năng lực sản xuất cho quốc phòng. Sau này Xí nghiệp May X200 tách ra hạch toán độc lập và nay là Công ty Cổ phần may Đáp Cầu.

Ngoài việc chiến đấu bảo vệ sản xuất, May 10 hàng năm đều thực hiện đúng nghĩa vụ quân sự đối với Tổ quốc. Thời gian này, Xí nghiệp hoàn thành tốt hai đợt tuyển quân: đợt một gồm 8 công nhân viên chức, đợt hai gồm 9 cháu là con em cán bộ của Xí nghiệp.

Trong trời gian 1973 – 1975, Xí nghiệp May 10 được cấp trên giao nhiệm vụ sản xuất quân trang số lượng lớn phục vụ quân giải phóng và bộ đội Miền Bắc. Cả Xí nghiệp sống lại không khí tưng bừng, náo nhiệt như thời gian chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ 20 năm về trước. Cả xí nghiệp hăng say sản xuất vì tiền tuyến lớn, làm việc không biết mỏi, không quản ngày đêm. Các tổ, các phân xưởng thực hiện để động viên mình: “ Ngày không giờ, tuần không thứ”. “Hễ bộ đội cần đến quân trang là May 10 có ngay.”

* Giai đoạn từ 1975 đến 1986:

Sau khi Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, xí nghiệp May 10 chuyển sang bước ngoặt mới trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đó là chuyển từ may quân trang phục vụ quân đội sang làm hàng xuất khẩu. Thị trường chủ yếu là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Quy trình và tiêu chuẩn chất lượng làm hàng xuất khẩu rất phức tạp, khắt khe. Từ kiểu dáng, màu mắc, đường kim, mũi chỉ đến bao gói sản phẩm đều được quy định chặt chẽ trong hợp đồng và buộc Xí nghiệp phải thực hiện chuẩn xác. Nhiều khó khăn mới nảy sinh: tay nghề của người lao động chưa cao, thiết bị máy móc của Xí nghiệp so với các nước có kỹ thuật tiên tiến trên thế giới còn lạc hậu. Công tác quản lý kinh doanh còn non yếu dẫn đến năng suất thấp. chất lượng sản phẩm chưa thoả mãn được thị hiếu của khách hàng.

Mặt khác trong những năm này, nền kinh tế non trẻ Việt Nam bị tàn phá nặng nề của chiến tranh, chế độ quan liêu bao cấp kìm hãm sự phát triển, xuất hiện nhiều tư tưởng chủ quan duy ý chí, đời sống của nhân dân lao động chưa được cải thiện…. Thực tế này đã ít nhiều ảnh hưởng đến lòng tin và nhiệt tình lao động của công nhân, viên chức. Nhằm tháo gỡ khó khăn, Đảng ủy cùng Ban giám đốc Công ty đã chủ động đề ra định hướng hoạt động và cùng lúc phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp:

Khơi dậy phong trào thi đua ái quốc mà Bác Hồ phát động Đổi mới thiết bị và công nghệ hiện đại

Tiếp cận thị trường may mặc thế giới để tìm bạn hàng mới.

Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và trình độ quản lý cho đội nhũ cán bộ công nhân.

Vay vốn ngân hàng, tận dụng vốn tự có , tranh thủ sự giúp đỡ của khách hàng để trang bị thiết bị mới.

Mở nhiều lớp đào tạo công nhân mới, bồi dưỡng tay nghề cho công nhân cũ nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, cử cán bộ đi học tập trung hoặc tại chức để nâng cao trình độ quản lý.

Kết quả là sản lượng , chất lượng sản phẩm cứ tăng dần hàng năm. Đặc biệt, năm 1984, hai mặt hàng xuất khẩu sang Công hoà dân chủ Đức và Bungari được đặt gia công tăng gấp đôi so với năm 1983. Xí nghiệp được Tổng Công ty Xuất nhập khẩu hàng Dệt May gửi công văn khen ngợi vì đã đảm bảo tốt các yêu cầu, quy định về tiêu chuẩn, quy cách chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng.

Từ năm 1975 đến năm 1985, mỗi năm xí nghiệp May 10 đã xuất ra thị trường các nước xã hội chủ nghĩa từ 4 đến 5 triệu áo sơ mi. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm 30%, nộp ngân sách tăng từ 10 – 15%/ năm, thu nhập bình quân tăng từ 5 – 10%/ năm.

* Giai đoạn từ 1986 đến nay :

Năm 1986 được xem là một mốc son lịch sử đôi với nền kinh tế Việt Nam. Từ sự tổng kết tình hình thực tiễn, phân tích những bài học thành công và những tồn tại của giai đoạn 1976 – 1985, những nhận thức mới về xu thế và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới mà trước hết là sự đổi mới tư duy kinh tế.

Là một doanh nghiệp Nhà nước gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phát triển của đất nước, Xí nghiệp May 10 quán triệt tinh thần đổi mới trong tư duy kinh tế và đường hướng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chú trọng sản xuất và kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu, những năm 1986 – 1990 May 10 đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Liên Xô và Đông Âu theo nội dung các Nghị định thư hàng hoá ký kết giữa Việt Nam và các nước trong hội đồng tương trợ kinh tế SEV.

Những năm 1990 – 1991, hệ thống các nước XHCN sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới. Thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Xô và Đông Âu bị thu hẹp nhanh chóng. Sản xuất ngừng trệ, thiếu nguyên phụ liệu đầu vào, người lao động không đủ việc làm… là tình trạng chung ở các đơn vị sản xuất trong đó có May 10. Giá cả đắt đỏ, đời sống người lao động vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Thực hiện nghị định 176/HĐBT về việc sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh, năm 1991 Xí nghiệp May 10 đã giải quyết chế độ về nghỉ hưu, mất sức cho hơn 300 cán bộ, công nhân.

Trước tình hình đó, để tồn tại và phát triển, Đảng ủy và ban Giám đốc Xí nghiệp đã khanửg định : “ không có con đường nào khác, Xí nghiệp May 10 phải chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Khu vực 2 - thị trường các nước Tư bản chủ nghĩa. Đây là thị trường khó tính, yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã, và đặc biệt là thời gian giao hàng phải chính xác”. Để đáp ứng được những yêu cầu đó, một mặt xí nghiệp phải đổi mới trang thiết bị tiên tiến hơn, mặt khác phải cải tiến hệ thống quản lý, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phù hợp yêu cầu phát triển của thời kỳ mới.

Sau một thời gian nghiên cứu thị trường và củng cố bộ máy nhân sự, chất lượng sản phẩm của May 10 đã có nhiều bước chuyển biến tích cực. Xí nghiệp đã ký kết được hợp đồng may xuất khẩu với hai khách hàng Hàn Quốc, Hà Lan và họ trở thành hai bạn hàng mới của May 10. Tiếng lành đồn xa, bắt đầu từ các đơn hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng cho phía Hàn Quốc và Hà Lan, May 10 có được nhiều đối tác lớn như CHLB Đức, Nhật Bản, Bỉ, Đài Loan, Hồng Kông…. Cũng từ đây sản phẩm áo sơ mi, áo Jackét và nhiều sản phẩm may mặc khác của May 10 được biết đến nhiều hơn trên thị trường quốc tế.

triển thành Công ty cổ phần May 10 với tên giao dịch quốc tế la “ GRACO

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.DOC (Trang 25 -34 )

×