II. Đặc trưng của nền KT thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
1. Bản chất của tín dụng.
* Sự tồn tại khách quan: Trong XH luôn có số vốn nhàn rỗi, cụ thể tiền bán hàng chưa sử dụng để mua nguyên liệu, tiền khấu hao tài sản cố định trong thời kì tích lũy, lương công nhân chưa tới kì thành toán, lợi nhuận và các quĩ của doanh nghiệp chưa sử dụng, tiền nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức XH. Nhưng trong khi đó, 1 số doanh nghiệp cần vốn thanh toán để mở rộng SX, đổi mới công nghệ. Vì vậy tất yếu nảy sinh quan hệ tín dụng giữa người cho vay và người đi vay.
* Bản chất của tín dụng: Tín dụng là hình thức vận động của vốn cho vay. Nó phản ánh mối quan hệ giữa chủ sở hữu và chủ sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong XH. Dựa trên nguyên tắc là phải hoàn trả cả gốc và lợi tức đúng kì hạn.
* Đặc điểm: quyền sở hữu và quyền sử dụng tách rời nhau. Người cho vay là người sở hữu, người đi vay là người sử dụng. Do nền KT nước ta hiện nay là nền KT nhiều thành phần, nên tồn tại nhiều quan hệ tín dụn khác nhau với những nguồn lợi tức khác nhau.
* Chức năng:
- phân phối: được thực hiện thông qua việc phân phối lại vốn. Bằng hoạt động
tín dụng, người ta tìm cách thu hút tập hợp những nguồn vốn nhàn rỗi trong XH. Sau đó phân phối lại số vốn đó cho các nhu cầu của XH. Hoạt động theo cơ chế "hút đẩy". Dựa trên cơ sở tụ nguyện, người ta có thể cho vay bằng tín chấo hoặc thế chấp. Nó yêu cầu phải sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi.
- giám đốc: kiểm soát sự hoạt động của vốn mà các tổ chức tín dụng đã cho vay.
Kiểm tra, xem xét tư cách pháp nhân của người đi vay. Theo dõi ngành nghề mặt hàng SX kinh doanh thông qua các luận chứng KT kĩ thuật. Theo dõi khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kiểm soát việc sử dụng vốn xem là đúng hay sai mục đích. Biểu hiện của tất cả các hoạt động trên là tập trung 1 chủ tiêu là doanh nghiệp, người đi vay có hoàn trả vốn và lợi tức đúng hạn không.
* Vai trò:
- làm giảm bớt số tiền nhàn rỗi trong XH, làm tăng vòng quay của vốn, tiết kiệm được tiềm mặt trong lưu thông, do đó làm giảm lạm phát.
- qua việc cấp vốn, góp phần làm tăng qui mô SX, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- đó là 1 kênh dẫn vốn cho các dự án quan trong, thúc đẩy quá trinh chuyển dịch cơ cấu KT của nước ta.
- thông qua cho vay phục vụ tiêu dùng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. - thúc đẩy sự giao lưu tiền tệ giữa nước ta và các nước khác.
* Ngân sách: Đây là quĩ tiền tệ của nhà nước dùng để bảo đảm cho việc thực
hiện các nhiệm vụ của nhà nước, điều tiết vĩ mô nền KT, giải quyết các vấn đề XH, đáp ứng và bảo đảm các nhu cầu ANQP. Hoạt động ngân sách bao gồm thu và chi. Thu: thu thuế, phí, lệ phí, các hoạt động KT của nhà nước, đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các nguồn viện trợ, tiền phạt.. Chi: chi cho phát triển KT- XH, QPAN, chi để nuôi bộ máu nhà nước, trả nợ, viện trợ...