Vai trò của KT nhà nước XHCN Việt Nam.

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI VÀ LỜI GIẢI MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ (Trang 34 - 36)

II. Đặc trưng của nền KT thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

2.Vai trò của KT nhà nước XHCN Việt Nam.

* Tính tất yếu khách quan:

- cơ chế thị trường bên cạnh những ưu điểm thì chứa đựng những khuyết tật, tiêu cực. Điều đó dẫn tới phá vớ cân đối của nền KT, dẫn tới gây lãng phí cho XH. - nhà nước Việt Nam giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức và xây dựng nền KT mới, nhất là khi nước ta quá độ lên CNXH, bỏ qua CNTB. * Mục tiêu: tạo ra sự tăng trưởng liên tục bền vững, tạo ra sự phát triển gắn với việc giải quyết các vấn đề XH, tạo sự thay đổi trong cơ cấu KT và nâng cao chất lượng của XH.

* Vai trò, chức năng:

- nhà nước định hướng sự phát triển của toàn bộ nền KT, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho XH, phát triển SX và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. - giữ vũng ổn định chính trị, thiết lập khuôn khổ pháp luật, xây dựng chính sách tạo môi trường cho SX và kinh doanh.

- hạn chế, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường.

- phân phôi hợp lí các nguồn lực để nền KT hoạt động đạt hiệu quả cao.

- nhà nước phải trực tiếp đầu tư và 1 số lĩnh vực để dẫn dắt sự hoạt động của nền KT.

- quản lí, bảo vệ tài sản công, kiểm kê, kiểm soát và hướng dẫn toàn bộ nền KT hoạt động theo định hướng XHCN.

1.Tài chính:

* Tài chính là phạm trù KT khách quan, là 1 mặt của quan hệ phân phôi, nó ra đời và tồn tại gắn liền với 2 điều kiện: sự tồn tại của các quan hệ H-T và sự tồn tại của nhà nước. Ở nước ta hiện nay, 2 điều kiện trên vẫn tồn tại. Vì thế còn tồn tại quan hệ tài chính.

* Bản chất:

- Tài chính là 1 hệ thống các quan hệ KT được biểu hiện trong việc hình thành phân phối và sử dụng các quĩ tiền tệ trong nền KTQD để đảm bảo cho quá trình tái SX mở rộng, nâng cao đời sống nhân dân và đáp ứng các nhu cầu khác nhau của QPAN, nhằm xây dựng, bảo vệ và phát triển XHCN.

- Sự khác nhau giữa quan hệ H-T và quan hệ tài chính. Giống: đề dùng đến tiền. Khác: quan hệ H-T là sự chuyển đổi từ H sang T hoặc T sang H. Còn quan hệ tài chính là sự dịch chuyển của giá trị.

- Trong thời kì quá độ, bản chất của tài chính còn thể hiện trong nhóm quan hệ sau:

+ quan hệ giữa doanh nghiệp, dân cư và các tổ chức với ngân hàng. Đây là quan hệ 2 chiều, đó là việc gửi và vay vốn.

+ giữa các chủ thể KT trong việc mua bán vốn, từ đó hình thành thị trường tài chính (thị trường chứng khoán).

+ trong nội bộ doanh nghiệp, tổ chức: đó là sự chuyển dịch của giá trị trong quá trình hoạt động của từng tổ chức (trả lương, cấp phát, phân phối vốn, phân phối thu nhập..)

* Chức năng:

- phân phối: để thực hiện tái SX, phải phân phối tổng sản phẩm XH cho các nhu cầu của XH. Trong điều kiện tồn tại của nhà nước và các quan hệ H-T thì việc phân phối đó được thực hiện thông qua hoạt động tài chính. Qua hoạt động này, của cải XH dưới dạng giá trị được tập trung lại, phân chia cho các nhu cầu của SX, của đời sống và các nhu cầu khác.

- giám đốc: thông qua các hoạt động tài chính, người ta có thể dùng tiền làm công cụ để giám sát, đôn đốc, kiểm tra, điều chỉnh các hoạt động KT. Chức năng này dựa trên cơ sở luôn có sự thống nhất giữa sự vận động của các quĩ tìền tệ với sự hoạt động của nhà nước và các chủ thể KT.

* Vai trò:

- Điều tiết nền KT. Qua vai trò của giám đốc, nhà nước có thể phát hiện ra những điểm yếu của nền KTQD, từ đó can thiệp vào nền KT bằng cách thay đổi mức thuế, cấp vốn cho các dự án.

- Thúc đẩy sự phát triển SX bằng việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa các doanh nghiệp. Trong nền KT nhiều thành phần, các doanh nghiệp được tự chủ về vốn, vì thế có thể chiểm dụng vốn của nhau, gây rối loạn nền KT. Để làm lành mạnh hóa các quan hệ tài chính, nhà nước phải kịp thời đưa ra các chính sách về tài chính để giải quyết, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trên.

- Góp phần vào quá trình tích tục và tập trung vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của quá trình CNH-HĐH.

- Góp phần vào việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Thông qua các chính sách về tiền lương, giá cả, thuế.., nhà nước có thể tác động đến thu nhập của các tầng lớp, điều hòa thu nhập, từ đó tác động đến tích lũy, tiêu dùng của toàn XH.

- Góp phần củng cố liên minh công nông, tăng cường vai trò của nhà nước và tăng cường khả năng bảo vệ của nhà nước.

* Phương hướng đổi mới chính sách tài chính ở Việt Nam.

- hệ thống ngân hàng nhà nước phải cải tiến hệ thống thu chi ngân sách theo nguyên tắc thu đúng, đủ, không bỏ sót, chi phải tiết kiệm, hợp lí, ưu tiên cho CHN-HĐH.

- tài chính doanh nghiệp: là nền tảng của nền tài chính quốc gia, vì vậy phải rất coi trọng hoạt động này trong tất cả các hoạt động KT. Cụ thể: đối với doanh nghiệp nhà nước phải đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. XD 1 lộ trình giảm thuế để hội nhập với KT khu vực và thế giới, thực hiện dự toán hóa thu ngân sách, chi đúng chức năng, nhất là đối với doanh nghiệp 100% vốn ngân sách. Đối với d/nghiệp tư nhân: từng bước hướng các hoạt động tài chính vào mục tiêu phục vụ SX và phát triển, thực hiện khẩu hiệu "dân giàu..". Đối với hộ gia đình: cần đánh giá đúng vai trò tích cực của nó và tìm cách huy động các nguồn lực tài chính này cho phát triển KT.

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI VÀ LỜI GIẢI MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ (Trang 34 - 36)