Sự cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu sử dụng Marketing nhằm nâng cao tính cạnh tranh của NHNo & PTNTHN.DOC (Trang 34 - 36)

Ngành ngân hàng trong năm 2008 đã trải qua nhiều biến động khó khăn.

Lạm phát:

Đầu năm phải đối mặt với lạm phát tăng cao (theo tính tóan sơ bộ lạm phát năm nay của Việt Nam là 24%) do đó việc thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn không nhỏ cho ngân hàng. Thứ nhất: họ phải tăng lãi suất vay vì thế cho nên phải tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng. Thứ hai: Do lãi suất cao nên khả năng hoàn trả của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, làm tăng khả năng rủi ro của các ngân hàng. Thứ ba: Do lý do thứ hai nên các ngân hàng trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn, tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ích, làm tăng chí phí cho ngân hàng.

Cơn bão tài chính Mỹ:

Gần cuối năm, ngành tài chính ngân hàng phải đón nhận tin cơn bão tài chính ở Mỹ. Nhưng có lẽ nó có ít tác động đến ngành ngân hàng Việt Nam mà nhiều khi còn là tin tốt. Tin tốt là vì: Khi nhìn thấy sự khủng hoảng của ngành ngân hàng tại Mỹ, các ngân hàng Việt Nam sẽ suy xét và nhìn nhận lại cách làm ăn của mình. Họ sẽ thận trọng hơn với các khoản cho vay của mình; họ sẽ tìm cách giảm rủi ro trong quá trình cho vay; họ sẽ đề phòng và miễn dịch với các dự án đầu tư hay cho vay mà ở đó các khoản nợ xấu, khó đòi là cao; họ sẽ tập trung vào các khoản mục sinh lợi tốt, khả năng hoàn vốn cao và có sự phát triển trong tương lai.

Cạnh tranh giữa các ngân hàng:

Hai năm sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sự xuất hiện của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng nước ngoài và đặc biệt của ba ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong năm 2008 cho

thấy sức hấp dẫn của thị trường vốn Việt Nam. Sức nóng cạnh tranh trên lĩnh vực tài chính-ngân hàng dự báo sẽ ngày càng tăng lên trong năm 2009.

Đầu tiên là sự cạnh tranh các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Càng ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Lợi thế của họ là có nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và quản lý. Hiện đã có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, được đối xử bình đẳng như ngân hàng trong nước theo cam kết WTO.Trong 5 ngân hàng này, thì ngân hàng TNHH một thành viên Shinhan Việt Nam (Hàn Quốc) và Hong Leong Bank Việt Nam (Malaysia) còn khá mới lạ với người dân Việt Nam, còn ba cái tên HSBC, ANZ và Standard Chartered đã được khá nhiều người biết tới.

HSBC là ngân hàng nước ngoài tích cực nhất hiện nay. HSBC vừa được Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Việc thành lập ngân hàng con sẽ cho phép HSBC mở rộng mạng lưới phân phối rộng hơn, tới các khách hàng hiện tại cũng như khách hàng mới. HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước sau khi nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 14,4% lên 20%. Điều này cho phép HSBC mở rộng sức ảnh hưởng và gia tăng tầm hoạt động của mình. Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với các ngân hàng nội.

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2008, tỷ lệ nợ xấu nói chung của cả khối ngân hàng ngoại tăng so với năm 2007, tuy nhiên mức tăng không đáng kể. Về tổng thu nhập trước thuế, mặc dù có một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty tài chính bị lỗ nhưng lợi nhuận trước thuế của cả khối là 1.418 tỷ đồng.

Nếu nhìn vào con số lãi hơn 1.400 tỷ đồng so với số lượng các tổ chức tín dụng nước ngoài có mặt tại Việt Nam thì không có gì đáng nói, nhưng điều đáng nói ở đây là hầu hết các tổ chức tín dụng này đều mới có mặt ở Việt Nam sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007.

Thông thường, một ngân hàng mới thành lập phải bỏ chi phí lớn đầu tư, mở rộng mạng lưới kinh doanh, quảng bá hình ảnh mà đã có lãi ngay như các ngân hàng ngoại là điều đáng chú ý.

Cạnh tranh với ngân hàng trong nước: Điều này là hiển nhiên nhưng có xu thế mới đó là việc hợp tác của các ngân hàng nội. Việc rõ ràng nhất là “liên minh ATM”. Cầm thẻ ATM của ngân hàng Techcombank nhưng khi đến trạm rút tiền của ngân hàng Vietcombank bạn vẫn có thể rút tiền được. Điều này làm gia tăng tầm hoạt động, khả năng cạnh tranh, sức thu hút khách hàng hơn là những ngân hàng không nằm trong liên minh.

Nhưng sự cạnh tranh dù là giữa nội – ngoại hay nội – nội vẫn là cần thiết. Vì như thế các ngân hàng sẽ không ngừng cải thiện, không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ, luôn luôn sáng tạo để làm thỏa mãn những đòi hỏi của đất nước, của người dân và các doanh nghiệp.

Cạnh tranh với thị trường chứng khoán:

Càng ngày chứng khoán càng trở nên lộ diện là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng về mặt huy động vốn trong dân. Trước kia chưa có chứng khoán thì người dân sẽ gửi tiền nhàn rỗi của mình vào các ngân hàng nhằm kiếm các khoản lợi tức. Nhưng nay, chứng khoán đã làm giảm lượng huy động vốn nhàn rỗi của các ngân hàng. Những người dân có tiền nhàn rỗi họ sẵn sàng lao vào đầu tư chứng khoán với hi vọng kiếm lời cao hơn là gửi tiền vào ngân hàng (tuy có rủi ro cao hơn). Bên cạnh đó, các doanh ngiệp ngoài kênh huy động vốn là vay mượn các ngân hàng họ còn có cách là phát hành cổ phiếu ra thị trường. Đấy cũng là một cách tốt để huy động vốn.

Một phần của tài liệu sử dụng Marketing nhằm nâng cao tính cạnh tranh của NHNo & PTNTHN.DOC (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w