Tuy đã đạt được nhiều thành tích cần được phát huy nhưng NHNo & PTNT Hà Nội vẫn còn những hạn chế cần sớm được khắc phục:
Về nghiên cứu thị trường và phân đoạn thị trường, chưa thật tốt, chưa đánh giá hết
tiềm năng của thị trường về nhu cầu vốn. Điều này dẫn đến việc dư nợ còn thấp, chưa phân rõ các nhóm khách hàng cũng như từng mảng thị trường nên dẫn đến chưa có những chính sách phù hợp với từng nhóm khách hàng cũng như từng khu vực thị trường
riêng biệt có dặc thù khác nhau. Mặt khác công tác thu thập thông tin, đánh giá biến động của thị trường chưa được nhanh nên xử lý các tình huống còn chậm. Điều này là do nguyên nhân ngân hàng chưa có bộ phận chuyên trách về vấn đề này, các nhân viên của từng bộ phận còn chưa đủ cho công tác này, cùng với đó là việc đầu tư chưa thích đáng cho công tác điều tra thị trường, đồng thời trình độ khoa học công nghệ cũng chưa đáp ứng kịp nhất là công nghệ thông tin.
Về chính sách sản phẩm, thì việc phát triển dịch vụ chậm, các điều kiện hỗ trợ
cạnh tranh hạn chế điều này thể hiện rõ nhất ở thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập còn quá khiêm tốn. Nguyên nhân của việc này ngoài vấn đề từ Tổng sở chính ít quan tâm phát triển dịch vụ, thì đối với ngân hàng đó là không đầu tư thích đáng cho hoạt động này, chưa có tính sáng tao, trình độ Tin học chưa hỗ trợ cho các sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh, hấp dẫn khách hàng.
Về chính sách giá, cho thấy mức lãi suất chưa phù hợp với thị trường, lãi suất
đầu vào còn thấp, lãi xuất đầu ra cao, đồng thời mức chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào còn thấp không theo mức qui định. Nguyên nhân là do Ngân hàng thiếu những chính sách lãi suất linh hoạt, còn phụ thuộc vào lãi suất qui định của Tổng sở chính, mặt khác vì mức dư nợ quá thấp, vốn luôn thừa và phải điều chuyển về Hội sở, dẫn đến mức lãi suất trung bình đầu ra còn thấp.
Về chính sách con người, có thể nhận thấy rằng mặc dù ngân hàng đã rất chú
trọng tới công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ, nhân viên nhưng trình độ cán bộ vẫn còn nhiều bất cập, thiếu cán bộ phụ trách. Nguyên nhân là đa số các cán bộ đều có thâm liên làm việc nhưng trình độ chuyên môn còn hạn chế, điều này dẫn đến thừa nhân viên nhưng thiếu cán bộ có đầy đủ năng lực. Mặt khác do đội ngũ nhân viên thường là do
điều chuyển công tác nên trình độ không đồng đều. Công tác tuyển chọn cán bộ, nhân viên của Ngân hàng cũng còn nhiều thiếu sót.
Do sự sắp xếp cơ cấu tổ chức của Agribank Vietnam, việc tách 04 chi nhánh trực thuộc Agribank Hà nội về Agribank Vietnam phần nào ảnh hưởng đến bộ máy nhân sự của Agribank Hà nội. Hơn nữa, trình độ nhân sự cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Agribank Hà nội.
- Với các phòng giao dịch, nhân sự nói chung và nhân sự của bộ phận Tín dụng đang còn thiếu và yếu nên họat động tín dụng không được chú trọng dẫn đến phí thu được từ dịch vụ bảo lãnh, tín dụng còn thấp
- Phần lớn cán bộ chưa chủ động nghiên cứu vản bản chế độ về sản phẩm mới để giới thiệu cho khách hàng cũng như chưa năng động trong tìm kiếm khách hàng mới để phát triển dịch vụ ngân hàng.
Chính sách giao tiếp khuếch trương, tuy rằng ngân hàng đã triển khai nhiều kênh
phân phối và có nhiều hoạt động giao tiếp khuếch trương nhưng tất cả cho thấy hiệu quả còn thấp. Nguyên nhân là do các kênh phân phối của ngân hàng bố trí còn chưa mang tính qui hoạch, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển, dịch vụ thẻ còn nghèo nàn, các máy ATM còn ít mặt khác mức độ hiện đại chưa cao, kèm vào đó là các máy này luôn bị hỏng gây khó khăn cho khách hàng, Ngân hàng cũng đã nhận được ý kiến phàn nàn từ phía khách hàng nhưng chưa thể khắc phục vì nguồn kinh phí còn eo hẹp. Chính sách giao tiếp khuếch trương chưa khoa học vì chỉ tập trung vào một số dịp nhất định, ngoài ra còn quá phụ thuộc vào chính sách từ Hộ sở chính, mặt khác còn thiếu công tác điều tra, giám sát hiệu quả khi triển khai các chương trình này.
Công tác tiếp thị, nhân sự Bộ phận tiếp thị: Việc sắp xếp cơ cấu tổ chức, sáp nhập Tổ Tiếp thị, Tổ thẻ và sự thay đổi nhân sự sau khi sáp nhập: 1 cán bộ Tổ Tiếp thị đi học, 2 trong số 5 cán bộ Tổ Tiếp thị được điều động nhận công tác khác nên hiệu quả công tác tiếp thị cũng bị ảnh hưởng.
Nhân viên các bộ phận giao dịch với khách hàng còn chưa chủ động trong việc vận động, tìm kiếm khách hàng mới, chủ yếu chỉ phục vụ khách hàng hiện có, chính do nhận thức chưa đầy đủ một số cán bộ chưa tìm hiểu nắm bắt các sản phẩm dịch vụ mới đang triển khai tại chi nhánh. Một số các phòng giao dịch vẫn chưa xác định việc phát triển dịch vụ là cả sự nghiệp của toàn chi nhánh cũng như toàn hệ thống Agribank
Vietnam; Một số cán bộ chỉ chú trọng công tác huy động vốn và tín dụng chưa quan tâm đến phát triển dịch vụ thanh toán cũng như dịch vụ hỗ trợ khác.
Sự phối hợp giữa các phòng ban tại hội sở, giữa các phòng ban tại hội sở với các bộ phận tại phòng giao dịch, sự phối hợp giữa các phòng ban tại hội sở, giữa các
phòng ban tại hội sở với các bộ phận tại phòng giao dịch chưa đạt hiệu quả cao. Bộ phận tín dụng tại hội sở và tại các phòng giao dịch có nguồn khách hàng tiềm năng mà các bộ phận khác có thể khai thác tương đối hiệu quả và với chi phí thấp nhưng chưa được tận dụng để khai thác một cách có hiệu quả. Việc phối hợp giữa các phòng ban chưa thật chặt chẽ, việc phân công công việc chưa rõ ràng, còn chồng chéo.
Cơ chế của Agribank Việt Nam đối với Phòng giao dịch, mức phán quyết tín
dụng, việc phát hành bảo lãnh đối với các Phòng giao dịch bị hạn chế, dẫn đến quy mô, phạm vi hoạt động bị giới hạn.
Công tác đào tạo, tập huấn, khi ban hành văn bản về sản phẩm mới, Agribank
Vietnam còn chưa kịp thời tổ chức tập huấn cho cán bộ tác nghiệp nên công tác triển khai của Agribank Hanoi cũng bị động khi triển khai sản phẩm mới nên hiệu quả chưa cao.
Ngoài ra Ngân hàng còn một số hạn chế khác như:
- Trong công tác tiếp cận dự án còn một số khó khăn, vướng mắc do nguyên nhân
chủ quan và khách quan dẫn đến việc không thực hiện được dự án:
+ Nguyên nhân chủ quan: Việc tiếp cận với các đối tác có dự án lớn, công tác chăm sóc khách hàng tại các phòng, tổ đôi khi chưa phối hợp hiệu quả.
+ Nguyên nhân khách quan: do phải tiếp cận quá nhiều đầu mối, từ Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, đơn vị chủ quản, Ban dự án và sự cạnh tranh trên từng dự án giữa Ngân hàng thương mại và ngay tronmg hệ thống Ngân hàng nông nghiệp (do cơ chế quản lý, tiếp cận, theo dõi dự án chưa rõ ràng).
- Trong công tác tiếp thị, quảng bá các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh đặc biệt là dịch vụ thẻ còn nhiều hạn chế, khách hàng mở thẻ ATM nhiều, ồ ạt nhưng chỉ đáp ứng về mặt số lượng chứ chưa đáp ứng đầy đủ về mặt chất lượng, nguyên nhân chủ yếu là cá
nhân làm thẻ ATM đa số là sinh viên, số dư gửi tiền ít, doanh số hoạt động không thường xuyên.
+ Việc làm thẻ ATM cho các cán bộ hưu chí tại các Phường rất khó khăn do nhiều nguyên nhân: các cán bộ nghỉ hưu đã nhiều tuổi, không được minh mẫn, hay quên, dẫn đến trường hợp hay bị nuốt thẻ, quên mã PIN, gọi điện hỏi quá nhiều, cán bộ phải hướng dẫn nhiều lần, mất rất nhiều thời gian.
+ Do tâm lý sợ bị kẻ gian cướp giật tiền tại nơi có máy giao dịch đồng thời địa điểm rút tiền tại một số phường đặt xa nơi ở như Phường Văn Chương, Trung Phụng, Khâm Thiên, Phương Mai khiến các cán bộ hưu chí phải đi xa mới rút được tiền, bất tiện nhiều, dẫn đến việc chưa có lòng tin vào khách hàng, hay thắc mắc và phàn nàn.
- Về mặt phát triển mạng lưới hoạt động: Việc khai thác các địa điểm để mở và nâng cấp phòng giao dịch rất khó khăn, có những cơ sở vật chất đầy đủ, mặt tiền rộng, thoáng, có chỗ để xe cho khách hàng thì giá thuê cao hoặc tồn tại cùng lúc nhiều ngân hàng xung quanh. Có những khu phố đông dân cư và mức sông cao thì diện tích nhà lại trật hẹp, không có chỗ để xe, không thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch.
Năm 2008 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng: khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao; Sự biến động về giá cả của các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, nguyên vật liệu xây dựng, đặc biệt những thăng trầm phức tạp của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản “đóng băng”… nhưng hoạt động kinh doanh tiền tệ Agribank Hanoi vẫn có bước phát triển vượt bậc và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm
2008, nguồn vốn tăng 1500 tỷ, dư nợ tăng 700 tỷ. Đặc biệt năm 2008, thu dịch vụ tại Agribank Hanoi tăng 22.797 tr đồng (tăng 130%) so với năm 2007.
Toàn bộ nội dung chương II đã đánh giá đúng thực trạng của Agribank Hà Nội trên hai góc độ kết quả và tồn tại. Những tồn tại này chính là thực chất của sự bất cập đang hiện hữu tại NHNo&PTNTHN. Và chính nó là cơ sở thực tiễn của những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của NH trong chương III.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MARKETING
NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI