2.2.1 Tình hình chung
Sau một năm gia nhập WTO, đất nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực về mặt kinh tế. Mặt khác trong con mắt của bạn bè thế giới, Việt Nam như một điểm đến an toàn, ổn định về chính trị xã hội, kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất so với những năm trước đây, đời sống nhân dân được nâng cao. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã thể hiện sự công nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế với vị thế mới của Việt Nam.
Cùng với sự tăng lên về mọi mặt của nền kinh tế, số lượng hiệp hội vẫn không ngừng tăng nhanh về số lượng, chất lượng hoạt động cũng được cải thiện hơn, các hiệp hội ngày càng tập trung được các nhà sản xuất xuất khẩu lớn của cả nước theo từng ngành hàng. Kim ngạch xuất khẩu của các thành viên trong một số Hiệp hội chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 90%.
Hiện nay, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Nhóm các nước mới gia nhập, bám sát theo dõi hoạt động của các nhóm đồng lợi ích khác như Nhóm các nước xuất khẩu nông sản, Nhóm F-20 của các nước đang phát triern có lợi ích thương mại gần như Việt Nam, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO. Nếu so sánh với các nước gia nhập, chúng ta vẫn còn chậm trong việc tổ chức cơ chế chỉ đạo và các cơ chế khác trực tiếp liên quan đến thực thi cam kết WTO, nhất là cơ chế chỉ đạo đàm phán đa phương. Trước tình hình đó, việc các doanh nghiệp cần chủ động phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh để tận dụng cơ hội từ việc gia nhập WTO. Tuy nhiên, quy mô các doanh nghiệp của Việt Nam còn thấp nên việc phát huy sức mạnh tập thể thông qua Hiệp hội đóng vai trò quan trọng.
Với chức năng là đại điện và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp (DN), HTX, doanh nhân vai trò của Hiệp hội DN càng được nâng cao nhất là khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiệp hội DN sẽ đảm nhiệm vai trò như thế nào để liên kết các DN, nâng cao sức cạnh tranh, chống các rào cản kỹ thuật… giúp các DN chinh phục thị trường mới.
Gia nhập WTO, các DN không còn được trợ cấp mang tính trực tiếp, cơ quan quản lý Nhà nước không còn là người "vừa đá bóng vừa thổi còi" mà chỉ còn là trọng tài nên DN bước vào môi trường kinh doanh mới với sự cạnh tranh hết sức quyết liệt. Bởi khi gia nhập WTO chúng ta được thâm nhập thị trường của 149 nước thành viên mà ở đó có nhiều tập đoàn kinh tế lớn, công ty đa quốc gia có thương hiệu nổi tiếng. Mặt khác, luật lệ kinh doanh ở nhiều thị trường, nhất là thị trường Mỹ hết sức phức tạp và yếu tố bị khởi kiện rất dễ xảy ra. Những vụ kiện bán phá giá giầy da, xe đạp… thời gian qua là điển hình. Có thể thấy đây là những việc mới phát sinh và hầu hết các DN trong nước chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý cũng như ít có năng lực tự giải quyết. Qua những vụ kiện trong thời gian vừa qua cho thấy, để theo đuổi các vụ kiện cũ và những vụ kiện mới phát sinh, các bộ, ngành đã và đang nỗ lực cùng với các hiệp hội ngành hàng hỗ trợ cho DN trong việc xử lý các vướng mắc để hạn chế tối đa mức độ thiệt hại.
Thách thức với Hiệp hội
Như vậy, trước tình hình đó, hoạt động của các Hiệp hội đặt ra nhiều thách thức lớn trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Thứ nhất, việc phát triển dịch vụ phù hợp để đáp ứng nhu cầu của thành viên đang là thách thức lớn của Hội doanh nghiệp. Như vậy, trên con đường phát triển, các hội doanh nghiệp phải đối mặt với những đòi hỏi phức tạp của các thành viên cùng với sự cạnh tranh giữa các Hiệp hội để duy trì và phát triển thành viên. Chính những điều này trở thành động lực thúc đẩy các hội phát triển. Trong 34 hội được điều tra của MCG, hầu hết các hội tham gia phóng vấn đều thể hiện mối quan tâm bức xúc của họ để cung cấp được các hoạt động dịch vụ và hoạt động phù hợp hơn
cho các thành viên. Tuy nhiên, các Hiệp hội cũng đang nỗ lực tìm ra được phương cách xây dựng cũng như tìm ra các dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của thành viên. 76% 71% 65% 56% 24% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Phát triển dịch vụ Phát triển hội viên Đối thoại với cơ quan nhà nước Tăng nguồn thu Tuyển nhân viên
Hình 2.7 Thách thức trong tương lai đối với các Hiệp hội
(Nguồn: Báo cáo đánh giá nhu cầu Hội viên của MCG)
Thách thức thứ hai là việc duy trì và phát triển thành viên đối với các Hiệp hội. Do số thành viên của các Hiệp hội phát triển nhanh chongs, các hội doanh nghiệp cũng gặp nhu cầy ngày càng đa dạng hơn. Hơn nữa để mở rộng và thu hút thêm nhiều thành viên, các Hiệp hội phải tự mình định vị lại bản thân, tận dụng vị thế trong đối thoại chính sách.
Thách thức thứ ba đối với các Hiệp hội đó là nâng cao chất lượng hoạt động đối thoại chính sách với các cơ quan chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, nếu tính hoạt động này là một lợi thế riêng cho các Hiệp hội thì thực tế cho thấy có rất nhiều hội doanh nghiệp cần cải thiện vị thế của mình đối với các cơ quan chính phủ.
Bên cạnh đó, việc tăng nguồn thu cho các Hiệp hội và tuyển nhân viên cũng là một thách thức lớn đối với các Hiệp hội. Tăng nguồn thu, nguồn phí từ hội viên để Hiệp hội có thể tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực hơn, hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp, trang bị cơ sở vật chất cho Hiệp hội và nâng cao năng lực cho nhân viên.
Thách thức với các hội viên của Hiệp hội
Ba thách thức lớn nhất đối với các hội viên của Hiệp hội doanh nghiệp đó là cạnh tranh sau WTO (76%), phát triển thương hiệu (59%), tiếp cận thị trường (56%). Trong khi đó, các thách thức khác như tuyển dụng nhân sự, thiết lập mạng lưới, tiếp cận hỗ trợ và tiệp cận tài chính không được coi là thách thức lớn.
% 76 59 56 44 41 29 24 18 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Cạnh tranh sau vWTO Xây dựng thương hiệu Tiếp cận thị trường Tuyển lao động Xây dựng quan hệ Tiếp cận tài chính Phát triển thông tin Tiếp cận pháp lý %
Hình 2.8 Các thách thức trong tương lai đối với các thành viên của Hiệp hội
(Nguồn: Báo cáo đánh giá nhu cầu Hội viên của MCG)
Như vậy, nhiệm vụ đang đặt lên vai các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề. Tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề mà không lĩnh hội được vai trò, trách nhiệm can thiệp trực tiếp thì chắc chắn hoạt động của các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
2.2.3 Những hạn chế còn tồn tại trong hệ thống Hiệp hội
Hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, Nhà nước buộc phải giảm dần các can thiệp trực tiếp vào tất cả các hoạt động kinh tế (chỉ còn can thiệp gián tiếp), nhiệm vụ sẽ đặt lên vai các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề. Tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề mà không lĩnh hội được vai trò, trách nhiệm can thiệp trực tiếp thì chắc chắn hoạt động của các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hiệp hội yếu kém, các doanh nghiệp dễ mất đoàn kết, sức cạnh tranh sẽ bị suy giảm trên thương trường... Thiếu vắng vai trò của hiệp hội tức là thiếu người tập hợp nguyện vọng của các doanh nghiệp để kiến nghị lên Nhà nước đề ra những chính sách cần thiết bảo vệ cho các ngành hàng cũng như toàn nền kinh tế”.
Mặc dù vậy, hoạt động của các tổ chức hội, hiệp hội hiện nay vẫn còn tồn tại khá nhiều khiếm khuyết. Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, số lượng hội thành lập khá nhiều, nhưng không ít hội hoạt động yếu kém, chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội và của hội viên. Công tác tổ chức hội còn nhiều bất cập. Mối quan hệ giữa hội viên với liên hiệp hội, với các hội viên, các tổ chức liên quan khác vẫn chưa chặt chẽ, lỏng lẻo. Cơ sở vật chất hội còn nghèo nàn. Nhiều hội không có trụ sở riêng, “đói” kinh phí hoạt động do hội viên không đóng góp. Có hội để mất đoàn kết nội bộ, hoạt động đến 10 năm không tổ chức được đại hội...
Ở góc độ bảo vệ sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập, khi Nhà nước rời quyền can thiệp trực tiếp, vai trò của hiệp hội là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, trong vòng hơn một năm qua kể từ khi Việt Nam là thành viên của WTO, vai trò này chưa thực sự được các Hiệp hội quan tâm phát triển.
Hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động của hiệp hội không thể không tính đến việc liên kết với các chủ thể nước ngoài, nhất là đội ngũ đông đảo Việt kiều để lôi kéo họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, tham gia vào hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam trên phạm vi toàn cầu. Bài học từ Trung Quốc có thể coi như một kinh nghiệm “vàng”. Người Trung Quốc đã thành lập một tổ chức phi Chính phủ gọi là “Phòng Thương mại người Hoa trên toàn cầu”. Đây là một thực thể kinh tế không
đơn thuần chỉ đại diện cho lợi ích riêng trong nước Trung Quốc mà là của người Hoa trên toàn thế giới. Nó trở thành một đối trọng kinh tế tác động tới tất cả các quốc gia khác. Đơn cử, trong số trên 50 tỷ USD đầu tư nước ngoài mỗi năm chảy vào Trung Quốc vài năm lại đây, có tới 70% là do chính người Hoa ở nước ngoài đầu tư trở lại. Xuất khẩu là một trong những khía cạnh quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Song xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường trên thế giới hiện nay, các nước đều khống chế về mặt thị phần. Lợi ích của ngành hàng, của các doanh nghiệp ra sao trong quá trình hội nhập khi vấp phải các rào cản thương mại (chống trợ cấp, chống bán phá giá...), hiệp hội phải là người đại diện đứng lên đấu tranh. Có những vụ kiện thương mại, người ta chỉ kiện doanh nghiệp chứ đâu phải kiện Chính phủ, thế nên, Chính phủ khó có thể can thiệp trực tiếp vào mà phải là hiệp hội.
Rõ ràng, tổ chức hội hay hiệp hội mạnh, vai trò thay Nhà nước can thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh tế mới được phát huy hiệu quả, lợi ích mang lại cho nền kinh tế, cho xã hội mới càng rõ nét. Hiệp hội cần phải lớn mạnh mới có thể đảm đương tốt vai trò của mình.
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ