2.1.1Tình hình chung
Từ sau khi đất nước giải phóng, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm, ban hành Luật về hoạt động Hội năm 1975. Luật về hoạt động Hội ra đời tạo một điều kiện pháp lý cho các Hiệp hội ra đời và sự tham gia của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế thời gian đó còn rất khó khăn cho nên giải quyết tình hình kinh tế, đưa đất nước phát triển nói chung và phát triển các doanh nghiệp nói riêng sao cho nâng cao đời sống của người dân là một nhiệm vụ hàng đầu. Mặt khác, số lượng doanh nghiệp lúc này còn rất ít chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Trong thời gian này, các Hiệp hội doanh nghiệp chưa được ra đời nhưng vẫn tồn tại các câu lạc bộ, trung tâm tư vấn cho các thành viên của doanh nghiệp hoạt động nhưng các câu lạc bộ này chiếm số lượng rất ít đa số tồn tại dưới hình thức sinh hoạt Đoàn, Đảng, Công đoàn.
Trong thời kỳ trước đổi mới, khi cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung được áp dụng ở nước ta, số lượng doanh nghiệp rất ít, chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh, mà số lượng lúc cao nhất là thời điểm tháng 1/1990 cũng chỉ đạt trên 12.000 doanh nghiệp. Kể từ năm 1986, khi Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới tại nước ta, những điều kiện cần thiết cho sự ra đời của giới doanh nghiệp mới từng bước hình thành. Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, tháng 12/1990 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và ban hành Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp và theo đó các hội doanh nghiệp cũng bắt đầu hình thành.
Do Chính phủ có chủ trương tạm dừng việc thành lập các Hội mới từ tháng 10/1990 (Thông báo số 5030/CCHC ngày 7/10/1996 của Văn phòng Chính phủ) mà hàng loạt các Hiệp hội doanh nghiệp đã rất khó khăn trong giai đoạn này. Đây là nguyên nhân chính khiến công tác đoàn kết, tập hợp doanh nghiệp và hội viên của
doanh nghiệp bị suy giảm, phong trào của các doanh nghiệp trong công tác Hội lúng túng vì không có lối ra về tổ chức, các hội viên doanh nghiệp hoang mang về tư tưởng, có người giảm sút lòng tin.
Theo điều tra, thì tốc độ phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam từ tháng 10/1992 đến tháng 8/1993 đã tăng từ 2027 doanh nghiệp lên 9389 doanh nghiệp (tăng 4,63 lần).
Số liệu thống kê doanh nghiệp theo Chỉ thị 667/TTg của Thủ tướng Chính phủ cho thấy tại thời điểm ngày 1/4/1997 cả nước có:
- Gần 6000 doanh nghiệp quốc doanh. - 25.517 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - 1.227.007 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.
Sau khi Luật Doanh nghiệp mới có hiệu lực thi hành năm 2000, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có sự phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tại thời điểm tháng 8/2003 tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã lên tới 80.000 (tăng 40 lần so với năm 1992), trong đó có tới 29% tham gia vào các Hiệp hội doanh nghiệp. Số lượng các Hợp tác xã sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đạt trên 20.000, số hộ kinh doanh cá thể đạt trên 2,5 triệu đơn vị. Do việc sắp xếp lại các các doanh nghiệp quốc doanh, số lượng doanh nghiệp thuộc khối này đã giảm xuống còn trên 5000 doanh nghiệp, nhưng số lượng các hiệp hội doanh nghiệp tăng lên có khoảng 150 hiệp hội. Sự hình thành của các Hiệp hội doanh nghiệp nước ta là một kết quả tất yếu của quá trình đổi mới kinh tế, với những thay đổi cơ bản về cơ chế quản lý và cơ cấu nền kinh tế.
Năm 2006, Quốc hội thông qua Luật về Hội tạo điều kiện cho Hiệp hội doanh nghiệp ngày càng phát triển nhất là về số hội viên. Về cơ bản, các Hiệp hội doanh nghiệp có thể chia ra thành ba nhóm. Nhóm hội doanh nghiệp lớn, nhu cầu quan trọng nhất là cung cấp thông tin về phương pháp quản lý. Với các hội doanh nghiệp trung bình, việc gặp mặt đối thoại với cơ quan quản lý nhà nuớc mới được coi là cấp
thiết nhất. Trong khi đó, các hội doanh nghiệp nhỏ cho rằng họ rất cần sự hỗ trợ để phát triển các dịch vụ mới cho hội viên.
Thời gian qua, một số Hiệp hội doanh nghiệp đã thể hiện rất rõ vai trò của mình đối với các doanh nghiệp như Hiệp hội Thủy sản, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội da giầy Việt Nam… Các hiệp hội này đã có nhiều tác động tích cực khi các doanh nghiệp vấp phải các rào cản thương mại (chống trợ cấp, chống bán phá giá…)nhất là hiệp hội Thủy sản.
Cho đến nay vẫn chưa có một số liệu thống kê chính xác về số lượng các hiệp hội doanh nghiệp từ các cơ quan quản lý nhà nước. Con số thường được nhắc đến trong báo cáo của Bộ Nội vụ là khoảng 320 hội các loại có phạm vi hoạt động trong toàn quốc (trong đó, có 70 hội của các tổ chức kinh tế) và khoảng 2.150 hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Riêng trong phạm vi tỉnh, thành phố, theo một khảo sát chưa đầy đủ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đến năm 2005 cả nước có 283 hiệp hội doanh nghiệp hoạt động. Trong đó, tập trung chủ yếu tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội có 78 hiệp hội (chiếm gần 28%), Tp.HCM: 42 (15%), Bà Rịa- Vũng Tàu: 13 (gần 5%), Đà Nẵng: 12 (4,2%)...
Số lượng hiệp hội tăng nhanh, đặc biệt là từ năm 2003, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 88 về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Trước thời điểm này, theo ước tính cả nước chỉ có khoảng 50 hiệp hội doanh nghiệp.
Không chỉ số lượng hiệp hội tăng mà số hội viên của các hiệp hội cũng tăng rất mạnh. Theo điều tra, đối với 64 hiệp hội doanh nghiệp, trung bình vào thời điểm thành lập những hiệp hội này có 212 hội viên nhưng đến năm 2006 con số này đã tăng lên 892 (tăng 425%). Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam khi thành lập có 271 hội viên, đến nay đã có 7.301 hội viên (tăng 2.694%). Hội Nghề cá vào thời điểm thành lập có 7.000 hội viên, sáu năm sau, tức đến năm 2006 đã có 27.000 hội viên. Năm 1989, Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.HCM chỉ có 300 hội viên, đến nay đã có 3.000 hội viên...
Sự tăng nhanh của các hiệp hội doanh nghiệp và số lượng hội viên dù xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, nhưng cơ bản vẫn không nằm ngoài nhu cầu “buôn có bạn, bán có phường” trong cuộc cạnh tranh kinh tế ngày càng tăng
Để chung sức đưa thị trường nhà đất thoát khỏi tình trạng đóng băng, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đã lập ra Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM. Chỉ chưa đầy hai năm sau, đã có 300 doanh nghiệp xin tham gia hiệp hội.
Vai trò của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng “nóng” lên qua những đợt cấp quota dệt may xuất khẩu (“đấu” với Bộ Thương mại để tìm phương án cấp khả thi). Khi giá cà phê thế giới tăng, giảm, chao đảo người ta lại hướng về những động thái của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam.
Nhưng bước ngoặt lớn nhất trong nhận thức về vai trò của hội nghề nghiệp có lẽ phải đến năm 2003 với việc Vasep trở thành “bà đỡ” cho các doanh nghiệp bị đơn trong vụ Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá cá ba sa. Một Vasep năng nổ, cáng đáng những công việc mà từng doanh nghiệp khó có thể kham nổi cũng như Nhà nước không có quyền bao biện được như thuê luật sư, quyên góp tài chính, tổ chức “lobby”, hội thảo, tranh thủ các nguồn lực khác... đã tạo nên một hình ảnh lạ, một tư duy mới về hiệp hội.
Các doanh nghiệp bắt đầu thấm thía: làm ăn thời hội nhập, càng không thể thiếu “bạn”, thiếu “phường”! Tiến xa hơn một bước nữa, đến nay đã có bốn hiệp hội trực tiếp tham gia với tư cách đại diện ủy quyền của các doanh nghiệp bị đơn trong các vụ kiện chống phá giá như Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội Xe đạp - xe máy Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Tp.HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau. Riêng Hiệp hội Xe đạp - xe máy Việt Nam tham gia tới hai vụ tranh chấp.
2.1.2 Tình hình hoạt động cụ thể
Nhìn chung, số lượng các Hiệp hội doanh nghiệp đã tăng lên nhiều, chất lượng hoạt động cũng có nhiều thay đổi đáng kể. Các Hiệp hội doanh nghiệp đã dần dần chứng tỏ vai trò của mình đối với các doanh nghiệpVới nỗ lực nâng cao năng lực tổ
chức hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp, tình hình phát triển mạng lưới của các Hiệp hội đã có bước tiến nhảy vọt.
2.1.2.1 Về cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức chung của các Hiệp hội doanh nghiệp về cơ bản có một Hiệp hội doanh nghiệp trung ương quản lý các Hiệp hội địa phương. Hoạt động của các Hiệp hội địa phương đều thống nhất và có liên quan chặt chẽ với Trung ương. Các Hội trung ương điều hành và phát triển các hoạt động tổng thế nhưng việc liên hệ với các hội viên doanh nghiệp được thực hiện thông qua hội doanh nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, hầu hết các Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh đều mới được thành lập và vẫn trong giai đoạn phát triển đầu tiên. Điều này thể hiện thông qua số nhân viên chuyên trách của văn phòng các Hiệp hội doanh nghiệp nhất là các văn phòng của các Hiệp hội địa phương. Theo điều tra của MCG thì chỉ có 12% Hiệp hội doanh nghiệp ở địa phương cho rằng họ có nhiều hơn 3 nhân viên chuyên trách trong khi 55% chỉ có một hoặc hai nhân viên chuyên trách. Một phần ba các Hiệp hội doanh nghiệp địa phương nói rằng họ không có bất kỳ nhân viên chuyên trách nào. Điều này cho thấy, tình hình cơ cấu tổ chức về nhân sự của đa số các Hiệp hội còn yếu kém. Số nhân viên chuyên trách không nhiều vì thế mà hoạt động của Hội doanh nghiệp nhất là các Hội doanh nghiệp địa phương chưa thực sự là cầu nối liên kết doanh nghiệp với các cơ quan hữu quan trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, đa số các chức danh lãnh đạo của các Hiệp hội doanh nghiệp đều do các nhà doanh nghiệp đảm nhận. Điều này, có lợi cho Hiệp hội trong chức năng bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp tuy nhiên do chủ tịch các Hiệp hội kiêm quản lý doanh nghiệp cũng có những khó khăn riêng như: về thời gian, về phương thức quản lý…
0 % 1 0 % 2 0 % 3 0 % 4 0 % 5 0 % 6 0 % 7 0 % 8 0 % 9 0 % 1 0 0 % C h ủ t ic h H ộ i k iê m q u ả n lý d o a n h n g h iệ p T iể u b a n T ổ n g t h ư k ý C h á n h vă n p h ò n g Hình 2.1 Tổ chức của các Hiệp hội doanh nghiệp địa phương.
(Nguồn: Báo cáo đánh giá nhu cầu Hội viên của MCG)
Theo hình trên, tất cả các Hội doanh nghiệp đều có cơ cấu tổ chức bao gồm một chủ tịch và một ban chấp hành. Có 52% các Hiệp hội doanh nghiệp cho rằng họ đã thành lập ít nhất một tiểu ban, theo ngành hoặc theo chức năng. Có đến 97% chủ tịch Hội là doanh các doanh nhân đảm nhận nhưng có tớ 36% các Hiệp hội có vị tổng thư ký và 36% có vị trí Chánh văn phòng.
Ngoài ra, các Văn phòng Hội doanh nghiệp thường có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin thấp. Thông tin trao đổi với các hội viên thường qua hình thức EMS, điện thoại đã hạn chế rất nhiều mức độ truyền thông của thông tin.
12% 88% Có website Không có website 26% 74% Có email Không có email
Hình 2.2 Mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin của các Hiệp hội địa phương.
(Nguồn: Báo cáo đánh giá nhu cầu Hội viên của MCG)
Nhận xét:
Đa số các Hiệp hội doanh nghiệp đều có tổ chức tương đối chặt chẽ, tuy nhiên mô hình còn đơn điệu, mối liên hệ của Hiệp hội với các doanh nghiệp là hội viên chưa thực sự thể hiện vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong cầu nối giữa doanh nghiệp với các tổ chức trong và ngoài nước. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp, liên lạc chủ yếu giữa các Hiệp hội với hội viên chủ yếu thông qua các Hiệp
hội địa phương. Các Hiệp hội lớn ở cấp Trung ương thường có mức ứng dụng công nghệ thông tin tương đối cao.
2.1.2.2 Về hội viên của các Hiệp hội doanh nghiệp
Những hội viên năng động, tận tâm và đầy nhiệt huyết là nền tảng tạo nên thành công cho Hiệp hội. Hiệp hội doanh nghiệp muốn phát triển được, hoạt động có hiệu quả và quan trọng nhất muốn đạt được những thành tựu giúp ích cho xã hội thì cốt lõi chi phối thành công chính là sự ủng hội tự nguyện từ phía các thành viên của tổ chức. Trong thực tế, Hiệp hội chính là một nền dân chủ thu nhỏ, hoạt động vì lợi ích của các thành viên. Các hội viên bầu ra người lãnh đạo, những người này lại thiết kế các chương trình và dịch vụ có lợi cho hội viên. Ở Việt Nam các Hiệp hội doanh nghiệp thường tương đối khác nhau về quy môi hội viên. Tuy nhiên số hội viên đã tăng lên rất nhanh nhất là trong giai đoạn 2000 – 2005. Các Hiệp hội lớn như Hiệp hội doanh nghiệp trẻ, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ… thường có khoảng trên 60 các Hiệp hội thành viên. Sự gia tăng số hội viên của các Hiệp hội chủ yếu nhằm mục đích thiết lập mối quan hệ. Lý do này chiếm 94% lý do gia nhập Hiệp hội. Ngoài ra, các Hôi viên gia nhập Hiệp hội còn nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Những hoạt động hỗ trợ như tiếp cận thông tin, đào tạo, dịch vụ pháp lý và tài chính không được các hội viên đánh giá như là yếu tố hấp dẫn gia nhập hiệp hội. Nhưng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các dịch vụ đi kèm của Hiệp hội là rất quan trọng nhất là tiếp cận dịch vụ pháp lý. Trong thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường bị thua kiện do không đuợc hỗ trợ dịch vụ pháp lý đúng lúc, các thông tin về pháp lý còn thiếu thốn. Điều này đặt ra cho các Hiệp hôi doanh nghiệp một thách thức hoạt động để nâng cao dịch vụ pháp lý. Các vụ kiện bán phá giá như vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa, vụ kiện bán phá giá xe đạp, bật lửa ga….cho thấy sự tham gia của hiệp hội là rất mờ nhạt. Duy chỉ có Hiệp hội Thủy sản Việt Nam được đánh giá là tương đối thành công trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, trong các vụ kiện của nước ngoài đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thì Hiệp hội này có vai trò rất tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi cho ngành hải sản Việt Nam. Đồng
tranh bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo những tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, lobby, thuê luật sư nước ngoài…Hình sau sẽ mô tả rõ hơn lý do gia nhập của các Hội viên của các Hiệp hội doanh nghiệp.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1 giao lưu kết bạn trao đổi kinh nghiệm Cơ hội kinh doanh
Quảng bá hình ảnh công ty Hoạt động xã hội, phát triển cộng đồng
Được bảo vệ quyền lợi Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ Xây dựng chính sách Tiếp cận thông tin Tiếp cận đào tạo Hình 2.3: Các lý do gia nhập Hiệp hội doanh nghiệp
(Nguồn: Báo cáo đánh giá nhu cầu Hội viên của MCG)
Hầu hết các lý do chính khiến các hội viên rời bỏ Hiệp hội gắn nhiều với thay đổi tự nhiên. Hầu hết thay đổi đều mang tính pháp lý như sát nhập, thôn tính hoặc phá sản. Bên cạnh đó, phí hội viên là một gánh nặng đáng kể đối với hội viên, khiến họ cân nhắc việc rút khỏi hội ngoài các lý do trên.
Bên cạnh các quyền lợi mà hội viên được hưởng khi gia nhập Hiệp hội, thì nguồn doanh thu chủ yếu của Hiệp hội là phí hội viên. Hầu hết các Hiệp hội đều áp dụng phí cố định với hội viên, còn một số Hiệp hội có thể tính phí dựa vào quy mô. Các Hiệp hội thường áp dụng mức phí rất khác nhau. Phần lớn 88% Hiệp hội áp dụng