Sự thích ứng của nông hộ khi có hoạt động khai thác quặng.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của việc khai thác quặng đến sinh kế của người dân ở xã cẩm hòa-huyện cẩm xuyên-tĩnh hà tĩnh (Trang 33 - 34)

Sự thích ứng mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chính là khả năng mà nông hộ có thể chấp nhận điều kiện sống mới và cải thiện được cuộc sống hiện tại.

Như chúng ta đã biết trước khi có hoạt động KTQ thì người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với kinh nghiệm truyền thống là chính. Qua toàn bộ quá trình phân tích ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng sự biến đổi về đời sống, công việc diễn ra khá nhanh, người dân đã chấp nhận sự thay đổi ấy mà không có thời gian do dự. Như chúng ta đã biết dân cư trong vùng thực hiện KTQ hầu hết đều là những nông dân và ngư dân thuần túy, đời sống của họ trước kia chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và đánh bắt hải sản nên cuộc sống của họ còn nghèo nàn và có phần lạc hậu. Khi khu khai thác mỏ đi vào hoạt động, lớp công nhân được tuyển dụng sẽ được đào tạo trang bị kiến thức cho công nhân, việc đào tạo này nhằm giúp cho họ thêm phần hiểu biết xã hội, trình độ về kỹ thuật của họ cũng được nâng cao, hoạt động khai thác phát triển, vì thế việc giao lưu kinh tế xã hội cũng phát triển theo. Mặc dù những biến đổi này có nhiều vấn đề không được như mong muốn, nhưng cũng có những đóng góp tích cực cho hoạt động kinh tế xã hội của xã . Điều đó có nghĩa là sự thích ứng của người dân khi có hoạt động khai thác quặng rất nhanh. Nếu như vậy thì động lực của sự thích ứng ấy là gì?

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhận được kết quả là 90% hộ được phỏng vấn đều trả lời rằng họ sẽ chọn hiện tại vì điều kiện cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, thu nhập của các hộ đều tốt và ổn định hơn trước đây. Để có được thu nhập trung bình đối với công nhân khai thác quặng là 1,3 triệu/tháng là điều không thể dễ khi tìm một công việc khác. Trước đây họ có thể làm thợ nề, thợ mộc với tiền công 25.000- 30.000 đồng/ ngày, nhưng nguồn thu này không ổn định, có lúc có nhiều người gọi làm thuê nhưng có lúc nhàn rỗi không có việc

làm.Trong giai đoạn khai thác nông dân và ngư dân trong vùng ngoài mức sống dựa vào sản xuất nông nghiệp thì nay còn có một nguồn thu đáng kể tư hoạt động KTQ, do đó dời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Với tất cả điều kiện như trên cho thấy rằng khả năng thích ứng của các hộ đối với hoạt động khai thác quặng tương đối nhanh. Tuy nhiên quặng không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, đến một lúc nào đó nguồn tài nguyên này sẽ hết và người dân ở đây liệu có thích ứng được với điều này không? Trong quá trình đi tìm hiểu, chúng tôi cũng có tìm hiểu những dự định của họ trong tương lai nếu nguồn quặng không còn nữa, tuy nhiên họ đều chưa có dự định cụ thể mà theo kiểu “ đến lúc đó rồi tính”. Vì vậy đây sẽ là vấn đề khó khăn mà người dân cần đối mặt trong những năm tới. Do đó Chính quyền địa phương cần có những chính sách cụ thể giải quyết việc làm cho người dân khi hoạt động khai thác quặng chấm dứt, để người dân lại có thể thích ứng được sự thay đổi này.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của việc khai thác quặng đến sinh kế của người dân ở xã cẩm hòa-huyện cẩm xuyên-tĩnh hà tĩnh (Trang 33 - 34)