Tác động của việc KTQđến vốn xã hội:

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của việc khai thác quặng đến sinh kế của người dân ở xã cẩm hòa-huyện cẩm xuyên-tĩnh hà tĩnh (Trang 32 - 33)

Nguồn vốn thứ năm đó là vốn xã hội, đây là nguồn vốn quan trọng. Nó thể hiện mức độ tham gia của các cá nhân và mối quan hệ của họ trong xã hội.Vốn xã hội còn có lợi ích khả năng tiếp cận các thông tin, khả năng tạo ảnh hưởng đến các công việc của người dân địa phương. Một xã hội có phát triển bền vững, ổn định, có văn minh hay không thì phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn này. Trước đây, người dân ở đây tham gia các tổ chức đoàn thể của xã như: hội phụ nữ, hội nông dân, các đoàn thể…là chủ yếu nhưng các tổ chức này hoạt động không thường xuyên và liên tục, kém hiệu quả. Kể từ khi có hoạt động KTQ, người lao động ngoài việc tham gia vào các tổ chức cộng đồng, họ còn tham gia các hoạt động do công ty tổ chức. Do các hoạt động này đáp ứng được nhu cầu về mặt tinh thần của người dân nên họ tham gia rất đông đảo. Trong đó các tổ chức như hội nông dân, hội phụ nữ có quỹ tín dụng để giúp đỡ các hội viên trong sản xuất và đời sống như cho vay vốn với lãi suất thấp (0,5%/tháng).Đây là hoạt động rất có ý nghĩa đối với các hộ khó khăn khi họ không cần phải thế chấp mà vẫn vay được vốn.Với số lượng 100% các hộ dân đều tham gia các tổ chức, đoàn thể này chứng tỏ mức độ quan tâm của họ đến các mối quan hệ xã hội cao. Đồng thời tình hình an ninh ở đây rất tốt, ít có sự xô xát, mâu thuẫn giữa hàng xóm

láng giềng với nhau. Đặc biệt ở các thôn đều có thành lập quỹ khuyến học để khuyến khích các em học sinh, sinh viên học tập tốt. Hằng năm ở các thôn đều tổ chức gặp mặt và khen thưởng cho các em để động viên các em cố gắng hơn nữa đồng thời làm gương cho các em khác học hỏi theo.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của việc khai thác quặng đến sinh kế của người dân ở xã cẩm hòa-huyện cẩm xuyên-tĩnh hà tĩnh (Trang 32 - 33)