Chi phí trung bình

Một phần của tài liệu một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trồng hồ tiêu việt na-đnb (Trang 45 - 49)

4 xã điều tra huyện Lộc Ninh 3 xã điều tra huyện Châu Đức 3 xã điều tra huyện Cẩm MỹCác xã khác của 3 huyện

2.3.1.3 Chi phí trung bình

Từ mẫu đã thống kê được giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của chi phí trung bình vùng điều tra tương ứng là 20.550 đồng/kg, 11.866 đồng/kg, và 33.391đồng/kg. So sánh với chi phí trung bình do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nông nghiệp điều tra năm 2005 là 18.466 đồng/kg thì không có sự chênh lệch đáng kể nếu quy về giá và suất đầu tư của năm 2006, cụ thể: giá các yếu tốđầu vào tăng trung bình 15%, tỷ trọng phân bón trong chi phí trung bình tăng 25% (tỷ trọng phân bón 2006 là 46,9%, 2005 là 22%), năng suất tăng 30%, do vậy CuViện 2006 được tính như sau:

CuViện2006 = (CuViện2005*1,15 + 0,25*CuViện2005*1,15)/1,3 = (18.466*1,15+0,25*18.466*1,15)/1,3= 20.419(đ/kg)

Từ dữ liệu thống kê cho thấy trong cấu trúc của chi phí trung bình, chi phí kiến thiết cơ bản trung bình chỉ chiếm khoảng 25% còn chi phí kinh doanh trung bình chiếm tới 75%, do đó suất đầu tư các yếu tốđầu vào biến đổi trong thời kỳ kinh doanh ảnh hưởng chính đến mức sản lượng, điều này phù hợp với lý thuyết hàm sản xuất trong

ngắn hạn sản lượng phụ thuộc vào lượng các yếu tố đầu vào biến đổi như nguyên nhiên vật liệu, lao động trực tiếp. Bảng 2.4 Chi phí trung bình Đơn vị tính đồng /kg Vùng Chi phí kiến thiết trung bình (Ckt) Chi phí kinh doanh trung bình (Ckd) Chi phí trung bình (Cu) Cu Điều tra của Viện QH 2005 Bình Phước Lộc Ninh 5.296 15.041 20.337 17.287 Bà Rịa VT Châu Đức 4.514 15.856 20.370 19.868 Đồng Nai Cẩm Mỹ 4.924 16.143 21.067 18.687 Vùng 5180 14970 20.550 18.466

Đồng thời thống kê mẫu cũng cho thấy hai yếu tố đầu vào có vai trò hết sức quan trọng trong thời kỳ kinh doanh là lao động và phân bón, chi phí của hai yếu tố này chiếm tỷ trọng cao trong chi phí kinh doanh trung bình tương ứng là 35,50% và 46,98%. Như vậy trong thời kỳ kinh doanh khi giá lao động tăng 1% sẽ làm chi phí trung bình tăng 0,27% (35,5%*75%) còn giá phân bón tăng 1% làm chi phí trung bình tăng 0,35% (47%*75%).

Xu hướng giá lao động và giá phân bón đang ngày một tăng cao, tiền công năm 2006/2005 tăng 30%, 2007 và 2008 /2006 tăng 10%, và giá phân bón tăng trung bình 2006/2005 là 5%, 2007/2006 là 5%,và 2008/2007 là 60%. Với mức tăng này làm tăng chi phí trung bình của mùa vụ 2007/2006 là 9,75% và 2008/2006 là 23,7%, trong điều kiện suất đầu tư không thay đổi so với 2006.

Ngoài giá của các yếu tố đầu vào chính tăng mạnh, vấn đề trụ hoặc cây choái hiện cũng đang ảnh hưởng đến chi phí trung bình. Để đảm bảo đặc tính sinh trưởng của cây hồ tiêu cần có bóng râm nên việc dùng choái sống tốt hơn sử dụng trụ bằng bê tong hoặc trụ gỗ, nhưng trên thực tế đang có những trở ngại trong việc sử dụng choái sống bởi sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây hồ tiêu làm lượng phân bón phải tăng lên mới đủ nuôi cả hai cây nếu không năng suất kém, đồng thời một số loại cây choái như vông, lồng mứt hay bị sâu bệnh làm đổ trụ tiêu. Cả hai bất lợi này của choái sống đã dẫn đến chi phí tăng lên nhiều đặc biệt là trong tình hình giá phân bón cao, và tiềm ẩn rủi ro làm ngắn chu kỳ kinh doanh của cây hồ tiêu.

Bảng 2.5 So sánh năng suất với chi phí trung bình và thu nhập ròng Năng suất tấn/ha Chi phí trung bình đồng/kg Thu nhập ròng triệu đồng/ha < 2,00 23.537 34,25 2,00 – <3,00 21.051 61,06 3,00 - <4,00 19.274 90,64 4,00 - < 4,50 18.985 119,33 >= 4,5 19.719 124,90

Qua số liệu so sánh năng suất với chi phí trung bình và thu nhập ròng một lần nữa khẳng định vai trò của yếu tố năng suất đối với thu nhập, đồng thời cũng xác định được mức năng suất có chi phí thấp nhất là từ 4 tấn đến < 4,5 tấn/ha, còn khi năng suất lớn hơn 4,5 tấn/ha, chi phí trung bình có dấu hiệu bắt đầu tăng lên, có nghĩa năng suất cận biên của yếu tốđầu vào biến đổi đã bắt đầu giảm mà ởđây chủ yếu là yếu tố phân bón và lao động.

2.3.1.4 Kiến thức nông nghiệp

Với tổng số điểm đánh giá kiến thức nông nghiệp là 35 trong đó 21 điểm kiến thức kỹ thuật và 14 điểm kiến thức kinh tế thì số Hộđạt trên 50% sốđiểm là khá thấp cụ thể: chỉ có 26% số hộ đạt trên 10 điểm về kiến thức kỹ thuật, 56% số hộ đạt trên 7 điểm về kiến thức kinh tế, và có 45% số hộđạt có tổng sốđiểm trên 17.

Sở dĩ kiến thức của Hộ sản xuất hồ tiêu không cao là do hầu hết các Hộ bị hạn chế về những kiến thức quan trọng nhất như: cách thức sử dụng phân bón (83% số Hộ sử dụng phân bón không đúng cách); phòng trừ sâu bệnh (90% số Hộ không có biện pháp phòng trừ những bệnh thường gặp); nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán (chỉ có 4,2% số Hộ nhận biết được các nhân tố chính); thông tin thị trường thế giới (chỉ có10% số Hộ biết một số thông tin về các nước sản xuất và xuất khẩu); và cách hạch toán chi phí (74% số Hộ hạch toán không đúng).

Hiện 65% số hộ tiếp cận kiến thức kỹ thuật sản xuất hồ tiêu thông qua đài phát thanh, truyền hình và cán bộ khuyến nông, 25% số hộ có đọc sách báo hướng dẫn và tham gia hoạt động cộng đồng như tổ nông dân và các hội thảo. Trong khi đó công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật từ khuyến nông còn hạn chế do không cập nhật được những cải tiến kỹ thuật mới từ các vùng trồng khác trong và ngoài nước bởi thiếu kinh phí và lượng cán bộ khuyến nông mỏng, đồng thời các hoạt động không chuyên sâu và không trải rộng đều cho các vùng trồng mà chỉ tập trung tại một số nơi nhất định đã đưa đến 46% số Hộ gặp khó khăn trong việc tiếp cận hoạt động khuyến nông.

80% số Hộ nhận thông tin thị trường về giá cả là từ thương lái, 20% số Hộ còn lại tiếp cận qua báo đài và các tổ chức ngành hàng như Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 0% số Hộ sử dụng internet, như vậy rất khó để các Hộ có được thông tin đa dạng về thị trường. Bên cạnh đó những thông tin nhận được từ báo đài và Hiệp hội thường không đáp ứng tính kịp thời, từ đó dẫn đến hạn chế khả năng nắm bắt cơ hội thị trường, chỉ có 26% số hộ bán tại mức giá trên 50,000đồng/kg vào năm 2007 trong khi mức giá này kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 9 của năm 2007, đa số các hộđều bán ở giai đoạn giá vừa tăng tháng 3 và đầu tháng 4 hoặc sau tháng 10 ở mức giá 40.0000 – 45.000đ/kg.

Việc không có đầy đủ các thông tin thị trường cần thiết về lượng và xu hướng cung cầu hồ tiêu trong và ngoài nước cũng như các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm đã dẫn đến các quyết định không hiệu quả trong việc thu hẹp hay mở rộng diện tích trồng hồ tiêu và bỏ qua các nhân tố làm tăng giá trị sản phẩm như thu hái đúng kỹ thuật, sơ chế biến và bảo quản đảm bảo an toàn vệ sinh: 31% số hộ không xác định được khi nào cần tăng hoặc giảm diện tích, 48% số hộ không biết bất cứ một tiêu chuẩn chất lượng hồ tiêu xuất khẩu nào, và 41% số hộ thu hoạch khi số lượng quả chín chỉđạt dưới mức 5%.

2.3.1.5 Giống

Thống kê vùng điều tra cho thấy tại Lộc Ninh số hộ trồng giống hồ tiêu Lộc Ninh là 73% , số hộ trồng giống hồ tiêu Vĩnh Linh là 23% và 4% số hộ trồng giống hồ tiêu Ấn Độ. Tại Châu Đức và Cẩm Mỹ số hộ trồng giống hồ tiêu Lộc Ninh là 18%, số hộ trồng giống hồ tiêu Vĩnh Linh là 72% và 10% là số hộ trồng giống hồ tiêu Ấn Độ. Như vậy trên 90% số hộ trồng hồ tiêu vẫn đang trồng các giống đã du nhập vào nước ta từ lâu như Vĩnh Linh và Lộc Ninh, chỉ có khoảng 4% - 10% số Hộ trồng một vài giống tiêu Ấn Độ, tiêu Lada Belangtoeng được nhập nội cách đây 10 năm, kết quả điều tra của đề tài tương thích với số liệu của các công trình nghiên cứu trước đó.

Điểm mạnh của các giống truyền thống là khá thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và năng suất ổn định, nhưng lại bị hạn chếở khả năng chống chịu sâu bệnh và hạn hán hay úng lụt, trong khi đó các giống mới được nhập nội có thể khắc phục tốt những hạn chế này.

Chủng loại giống ít và nhân giống bằng phương pháp vô tính một mặt đã dẫn đến chất lượng giống ngày càng bị suy giảm, mặt khác khi có các đợt dịch bệnh có tính lây lan cao như bệnh tuyến trùng sẽ dẫn đến sự chết hàng loạt.

Đến nay giống hồ tiêu đang là một nội dung được các nhà khoa học và người sản xuất rất quan tâm nhưng chưa có hướng đi cụ thể và đầu tư thích hợp của các ban ngành và các cấp.

Một phần của tài liệu một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trồng hồ tiêu việt na-đnb (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)