Tổng quan sản xuất hồ tiêu của Việt Nam và thế giới 1 Sản xuất hồ tiêu trên thế giớ

Một phần của tài liệu một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trồng hồ tiêu việt na-đnb (Trang 34 - 36)

Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ

2.1. Tổng quan sản xuất hồ tiêu của Việt Nam và thế giới 1 Sản xuất hồ tiêu trên thế giớ

2.1.1 Sản xuất hồ tiêu trên thế giới

Bảy quốc gia chính sản xuất hồ tiêu gồm có: Ấn độ, Brazil, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và Việt Nam, sản lượng của các nước này chiếm trên 90% tổng sản lượng của thế giới, và trên 80% hồ tiêu được sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu, riêng Ấn Độ và Trung Quốc thì ngược lại. Ba kênh nhập khẩu chính là kênh các nước sản xuất nhập khẩu để tái chế biến và xuất khẩu tiếp, kênh các nước chuyên kinh doanh hồ tiêu gồm Singapore, Hà Lan, Hồng Kông, và Tiểu Vương Quốc Ả Rập, và kênh các nước tiêu dùng tại các thị trường EU, Mỹ, Trung Đông, Châu Phi và Châu Á. Ngoại trừ Trung Quốc, các quốc gia còn lại tham gia vào Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) nhằm tăng cường các hoạt động hợp tác để phát triển sản xuất hồ tiêu thế giới. Sản xuất hồ tiêu tại mỗi quốc gia có một sốđặc điểm nổi bật sau:

Ấn Độ: hồ tiêu là một loại cây gia vị quan trọng nhất và được trồng lâu đời tại các bang miền Nam Kerala, Kanataka, và Tamil Nadu theo quy mô hộ gia đình. Hồ tiêu thường được trồng xen canh với các cây trồng lâu năm khác như dừa, và có suất đầu tư thấp nên năng suất không cao khoảng 0,5tấn/ha, mùa vụ thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 3. Sản phẩm chủ yếu là hạt tiêu đen có chất lượng trung bình và được tiêu dùng trong nước trên 80%, hàng năm nhập khẩu khoảng 12.000 tấn - 15.000 tấn chủ yếu từ Việt Nam, Sri Lan Ka và Indonesia để tái chế biến cho xuất khẩu, thị trường chính là Trung Đông, Bắc Mỹ và Châu Âu. Ấn độ là nước sản xuất duy nhất có sàn giao dịch hồ tiêu, và đang đứng ở vị trí thứ hai về sản xuất và thứ tư về xuất khẩu, với tỷ trọng khoảng 18% tổng sản lượng và 9% tổng lượng xuất khẩu hồ tiêu thế giới.

Brazil: hồ tiêu được trồng chủ yếu tại miền Bắc (Pará State) theo mô hình trang trại có diện tích trồng trung bình khoảng 3-5 ha/hộ, do địa hình tương đối bằng phẳng nên đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Năng suất trung bình đạt 1,5tấn/ha, mùa thu hoạch từ tháng 8 đến tháng10. Các sản phẩm chính là hạt tiêu đen (90%) và hạt tiêu trắng (10%) được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng hồ tiêu Brazil mới (2006) với mục tiêu nâng cao chất lượng ngay từ sản xuất, thị trường chính là những quốc gia tiêu dùng tại Bắc Mỹ và Châu Âu. Brazil đang đứng ở vị trí thứ tư về sản suất và vị trí thứ ba về xuất khẩu, chiếm tỷ trọng khoảng 13% tổng sản lượng và 17% tổng lượng xuất khẩu hồ tiêu thế giới.

Indonesia: hồ tiêu được trồng tại hai vùng Lampung và Bangka, Indonesia nổi tiếng với hạt tiêu trắng được sản xuất theo phương pháp truyền thống có chất lượng cao, hàng năm thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10. Các sản phẩm hồ tiêu được xuất khẩu cho tất cả các thị trường trên thế giới tương tự như Việt Nam, hiện Indonesia đang đứng ở vị trí thứ ba về sản xuất và thứ hai về xuất khẩu với tỷ trọng 17% và 19% tổng sản lượng và tổng lượng xuất khẩu hồ tiêu thế giới.

Malaysia: hồ tiêu được trồng tập trung tại Bang Sarawak chiếm 98% sản lượng cả nước, Sarawak là nơi có điều kiện tự nhiên gần giống đảo Phú Quốc với đặc trưng của khí hậu đại dương, năng suất trung bình đạt 2 – 2.5 tấn/ha, mùa thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Malaysia chú trọng vào việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao với 75% là hạt tiêu đen và 25% là hạt tiêu trắng được chế biến thành nhiều dạng sản phẩm cho kênh bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng như tiêu ngâm, tiêu bột, tinh dầu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ. Malaysia là nước đứng ở vị trí thứ 6 về sản xuất và thứ 5 về xuất khẩu với tỷ trọng 6% và 8% tổng sản lượng và tổng lượng xuất khẩu hồ tiêu thế giới.

Sri Lanka: có đặc điểm sản xuất tương tự Ấn Độ, hiện đang đứng ở vị trí thứ 7 về sản xuất và thứ 6 về xuất khẩu với tỷ trọng 4% và 3% tổng sản lượng và tổng lượng xuất khẩu của thế giới.

Trung Quốc: hồ tiêu chủ yếu được trồng ở đảo Hải Nam để chế biến tiêu trắng tiêu dùng trong nội địa (tính cả Hồng Kông), hiện đứng thứ 5về sản xuất với tỷ trọng 7% tổng sản lượng hồ tiêu thế giới.

Hình 2.1 Sản lượng và Xuất khẩu trung bình của các quốc gia sản xuất hồ tiêu, giai đoạn 2002 -2007

0 20000 40000 60000 80000 100000

Brazil Ind ia Indo nesi a Mala ysia Sri L anka Chin a, PR. Khá c S l ượ ng t n Sản xuất Xuất khẩu Nguồn IPC

(Số xuất khẩu của Việt Nam cao hơn sản lượng do có phần nhập khẩu tiểu ngạch từ Campuchia và số liệu thống kê sản xuất thiếu chính xác)

Một phần của tài liệu một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trồng hồ tiêu việt na-đnb (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)