Đánh giá chung về các yếu tố và nguồn lực phát triển thủy sản Nghệ An

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Nghệ An đến 2010.doc (Trang 41 - 43)

Nghệ An

1. Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển

1. Vị trí địa lý là một trong những lợi thế rất quan trọng của Nghệ An. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để tỉnh đóng vai trò một trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, hội nhập với nền kinh tế cả nước và giao lưu với các nước láng giềng (Lào, Đông Bắc Thái Lan, đảo Hải Nam của Trung Quốc).

2. Nguồn tài nguyên thủy sản đa dạng tạo cho tỉnh những lợi thế so sánh rõ rệt so với các địa phương trong vùng về phương diện phát triển kinh tế , nhất là sản xuất và chế biến nông - lâm - thủy hải sản

3. Nguồn lao động dồi dào, nguồn nhân lực có trình độ tương đối cao là một lợi thế so sánh rất quan trọng của tỉnh so với các địa phương trong vùng

4. Nghệ An có nhiều cơ sở giáo dục - đào tạo có tầm cỡ vùng. Nếu được đầu tư tốt và nâng cấp, mở rộng hợp lý, những cơ sở này có khả năng cung cấp các dịch vụ giáo dục - đào tạo với quy mô ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao và sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng.

5. Hệ thống giao thông đa dạng (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không) kết nối với các địa phương trong và ngoài vùng rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản

6. Xu thế hội nhập quốc tế và khu vực với sự phân công lao động, chuyên môn hóa ngày càng cao dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia là một cơ hội rất quan trọng để tỉnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực, phát huy những tiềm năng, lợi thế so sánh của mình. Xu thế này mang lại thị trường lớn hơn nhiều cho hàng hóa và dịch vụ của từng quốc gia và của tỉnh. Nghệ An hoàn toàn có thể mở rộng đáng kể thị trường xuất khẩu của mình nếu nắm bắt tốt cơ hội này và nâng cao năng lực sản xuất cũng như đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu của mình.

2. Khó khăn, thách thức

1. Điều kiện địa hình chia cắt hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt,... gây khó khăn phát triển kinh tế-xã hội, nhất là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

2. Địa bàn rộng, xuất phát điểm kinh tế thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là vùng miền núi, vùng sâu vùng xa; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; xa các cực tăng trưởng của cả nước nên thu hút vốn đầu tư nuôi trồng thủy sản hạn chế, đi liền với nó là nguy cơ tụt hậu so với nhiều địa phương khác trong vùng miền Trung và trong cả nước là một thách thức rất lớn đối với tỉnh trong giai đoạn tới.

3. Nguồn vốn đầu tư phát triển thủy sản nội tỉnh có hạn trong khi nhu cầu về vốn đầu tư trong thời kỳ quy hoạch rất lớn, để thu hẹp khoảng cách với cả nước và tiến tới vượt mức bình quân cả nước, trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2010 đặt ra một thách thức rất lớn cho tỉnh trong việc huy động đủ vốn đầu tư, nhất là trong bối cảnh sự canh tranh về nguồn vốn từ cả nguồn trong nước và quốc tế đang tăng lên.

4. Môi trường sinh thái ở một số nơi xuống cấp, nhất là do khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền vững, phát triển mạnh công nghiệp nhưng không quan tâm thỏa đáng đến xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, sử dụng không hợp lý thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, chất thải đô thị tăng nhanh cùng với quá trình đô thị hóa...tạo ra sự khó khăn trong nuôi trồng thủy hải sản.Đây là một thách thức quan trọng đòi hỏi tỉnh phải có biện pháp xử lý phù hợp trong thời gian tới.

5. Số lượng cán bộ có trình độ cao, chuyên sâu không nhiều, đội ngũ cán bộ thiếu đồng bộ và còn nhiều bất cập, chưa thật sự "công tâm, tận tuỵ, thạo việc" Sự phối kết hợp giữa các ngành , các cấp trong chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể chưa chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Nghệ An đến 2010.doc (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w