Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng văn bản thanh tra

Một phần của tài liệu những yêu cầu của văn bản nghiệp vụ thanh tra và nội dung văn bản kết luận thanh tra. phân biệt báo cáo kết quả và kết luận thanh tra (Trang 35 - 40)

từng nội dung, chi tiết, phản ánh đúng tình hình vụ việc.

V. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng văn bảnthanh tra thanh tra

Thứ nhất, các cơ quaan thanh tra cần nghiên cứu đầy đủ và kỹ lưỡng tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý nói riêng cũng như các văn bản có liên quan của ngành nói chung, để có văn bản phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Thứ hai, các cơ quan thanh tra cần chủ động, tích cực phát huy nội lực tự tìm ra những giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ngay cơ quan thanh tra hoặc có thể học tập, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan khác trước khi có văn bản đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý ở Trung ương, bởi lẽ, không phải đối với vấn đề gì, cơ quan quản lý ở Trung ương cũng có thể có giải pháp tối ưu và thuận lợi cho tất cả các địa phương.

Thứ ba, hạn chế việc luân chuyển cán bộ không cần thiết; việc các Thanh tra viên đã được tập huấn, quen việc, có kỹ năng bị luân chuyển sang hoạt động khác vừa gây ảnh hưởng tới chất lượng vụ việc, vừa lãng phí cho công tác đào tạo.

Thứ tư, đề nghị lãnh đạo quan tâm hơn nữa trong việc dành thời gian thảo luận, kiến nghị với các cơ quan Trung ương và địa phương về các vấn đề liên quan đến văn bản của hoạt đông thanh tra, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, sử dụng cán bộ, tăng chế độ đãi ngộ để các Thanh tra viên yên tâm công tác.

Thứ năm, hàng năm cần rà soát, tập hợp những vấn đề lớn trong các đề xuất, kiến nghị của các cơ quan thanh tra để tổng kết thành những hướng dẫn chung của ngành, tạo nguồn tra cứu, tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật.

Thứ sáu, trên cơ sở tổng kết những đề xuất, kiến nghị của cơ các quan thanh tra, cơ quan quản lý nhà nước cần phải nghiên cứu và có giải pháp thiết thực, kịp thời hỗ

trợ, giúp đỡ cơ quan thanh tra tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà không chỉ dừng lại ở việc trả lời, hướng dẫn, chẳng hạn: lãnh đạo Bộ hoặc đơn vị chủ quản sắp xếp lịch làm việc trực tiếp với lãnh đạo tỉnh hoặc lãnh đạo các Sở, ban, ngành ở địa phương để tác động, trao đổi cùng với họ tháo gỡ khó khăn cho địa phương hoặc đối với những vấn đề lớn cần phải được thể chế hóa bằng chính sách, pháp luật thì các cơ quan quản lý có thẩm quyền cần nghiêm túc nghiên cứu, ban hành hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật.

Thứ bảy, cần áp dụng thống nhất và quy chuẩn việc đề xuất, kiến nghị và trả lời đề xuất, kiến nghị của địa phương theo quy trình áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO./.

VI. Kết luận

Những năm qua đất nước ta có nhiều thay đổi, nền kinh tế đã và đang chuyển sang kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Cùng với cơ chế quản lý cần đổi mới cho phù hợp, công tác thanh tra cũng có nhiều thay đổi để theo kịp yêu cầu quản lý nhà nước. Luật Thanh tra ra đời đã làm cho hoạt động thanh tra có nhiều thay đổi từ tổ chức đến hoạt động so với các quy định trong Pháp lệnh thanh tra. Tuy nhiên còn có những vấn đề cần nghiên cứu, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả của thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, cụ thể là:

- Đối với hoạt động của các cơ quan thanh tra và Thanh tra viên, phải đổi mới phương thức hoạt động cho sát với yêu cầu quản lý Nhà nước hiện nay.

- Thông qua hoạt động thực tiễn và trên cơ sở quy định của pháp luật, các tổ chức thanh tra phải tăng cường củng cố tổ chức và xây dựng lực lượng, nâng cao trình độ lý luận, năng lực hoạt động thực tiễn cho Thanh tra viên.

Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, cần phải làm tốt một số công việc sau:

- Tổ chức tốt việc thu thập thông tin về kinh tế - xã hội; Tổng hợp và xử lý khai thác kịp thời để đáp ứng yêu cầu chi đạo, lãnh đạo các cấp. Theo sát diễn biến của cuộc sống để kiểm tra, thanh tra đúng trọng tâm, trọng điểm đáp ứng yêu cầu của thủ

trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

- Thể chế hóa nghiệp vụ thanh tra bằng hệ thống quy định về hoạt động nghiệp vụ ngành, phản ánh được những vấn đề phục vụ quản lý, chỉ đạo của quản lý Nhà nước.

- Tổng kết kinh nghiệm hoạt động thanh tra kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài để xây dựng lý luận về thanh tra.

- Do yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi Thanh tra viên phải có trình độ, năng lực và phẩm chất rất cao nên phải đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra cho từng loại đối tượng một cách cơ bản.

- Mỗi cơ quan thanh tra và Thanh tra viên phải tự đổi mới bản thân không ỷ lại, chờ đợi. Sự đổi mới của từng cơ quan thanh tra và Thanh tra viên sẽ góp phần vào sự đổi mới của toàn bộ hệ thống thanh tra nhà nước.

Trên đây là những vấn đề quan điểm, lý luận cơ bản của công tác thanh tra, nó có ý nghĩa thực tiễn chi phối đến việc định hướng, chỉ đạo tổ chức, hoạt động thanh tra, kiểm tra cho phù hợp và đúng hướng, tuy còn nhiều vấn đề còn tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm.

Cán bộ thanh tra cần trang bị cho mình những kiến thức chung và những kiến thức về lĩnh vực mình đang hoạt động để tăng cường thêm năng lực tư duy và hành động tích cực, sáng tạo góp phần xây dựng ngành thanh tra vững mạnh. Trên cơ sở những quan điểm lý luận cơ bản nói trên có thể giúp chúng ta lý giải những vấn đề về hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thanh tra Nhà nước, thanh tra nhân dân, phương pháp nghiệp vụ thanh tra./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật thanh tra năm 2010. 2. Luật khiếu nại – tố cáo. 3. Thông tư 02/2010/TT-TTCP.

4. Giáo trình “ nghiệp vụ công tác thanh tra’, NXB Thống kê, năm 2007.

5. http://wwww.thanhtravietnam.vn

7. http://thanhtra.gov.vn

8. http://caicachhanhchinh.gov.vn

1. Nguyễn Tiến An MSSV:TT1.KS9D.001 2. Nguyễn Minh Châu MSSV:TT1.KS9D.007

3. Phạm Anh Cường MSSV:TT1.KS9D.009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Đoàn Văn Du MSSV:TT1.KS9D.013

5. Lò Thị Dư MSSV:TT1.KS9D.016

6. Nguyễn Chí Hào MSSV: TT1.KS9D.019

7. Tô Văn Khoa MSSV: TT1.KS9D.036

8. Trần Văn Nghĩa MSSV: TT1.KS9D.050 9. Phạm Hiếu Nghĩa MSSV: TT1.KS9D.049

10.Lưu Văn Ngang MSSV: TT1.KS9D.048

11.Cao Văn Thắng MSSV: TT1.KS9D.075

12.Nguyễn Văn Thùy MSSV:TT1.KS9D.085

13.Chu Văn Tùng MSSV: TT1.KS9D.070

14.Vi Bích Thu MSSV: TT1.KS9D.081

Một phần của tài liệu những yêu cầu của văn bản nghiệp vụ thanh tra và nội dung văn bản kết luận thanh tra. phân biệt báo cáo kết quả và kết luận thanh tra (Trang 35 - 40)