Rủi ro từ khách hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro đối với dự án xin vay vốn tại Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương.doc (Trang 38 - 47)

a. Rủi ro năng lực pháp lý của chủ đầu tư

Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp là hợp pháp gồm có: quyết định thành lập công ty số :310/QĐ – TCNS ngày 23/3/2007 do Bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo

cấp, giấy chứng nhận kinh doanh số 0103016836 ngày 30/8/2007 do sở Kế hoạch và Đầu tư hà Nội cấp, quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội bổ nhiệm Giám độc công ty là ông Vũ Bá Khánh kể từ ngày 2/8/2007; và bà Dương Việt Hà là kế toán trưởng công ty kể từ ngày 10/5/2007

Kết luận: Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội có tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ tư cách pháp lý để thực hiện các quan hệ giao dịch kinh tế và đầy đủ những nghĩa vụ dân sự. Chính vì vậy, rủi ro về năng lực pháp lý của chủ đầu tư là thấp.

b. Rủi ro năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư - Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh:

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là hợp pháp và phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tê nước ta.

Bảng 1.8: Ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội

STT Tên ngành nghề

1 Phát hành xuất bản phẩm in các dịch vụ liên quan đến in

2 In và phát hành bổ trợ sách giáo khoa, sách tham khảo, chất lượng, các sản phẩm giáo dục theo hướng đối mới, phương pháp dạy học, tự học và các loại sản phẩm giáo dục khác

3 Kinh doanh các sản phẩm thiết bị văn phòng, các phần mềm giáo dục, văn phòng phẩm, vở học sinh, quần áo, đồng phục cho học sinh.

4 Dịch vụ tư vấn, đầu tư, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo tư vấn du học, lập dự án đào tạo.

5 Khai thác, cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo qua mạng Internet qua các phương tiện viễn thông

6 Thiết kế mỹ thuật, chế bản tạo mẫu in (không bao gồm thiết kế công trình) 7 Dịch vụ dịch thuật, phiên dịch, biên dịch, và mua bán quyền tấc giả. 8 Tư vấn và cung cấp dịch vụ biên soạn

9 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghệ, giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạn tầng.

10 Quản lý, vận hành công trình dân dụng công nghiệp nhà ở, khu văn phòng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, trung tâm thương mại.

12 Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu

(Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội)

Về phạm vi kinh doanh và hoạt động:

+ Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh theo quy định của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và điều lệ này phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu của công ty

+ Công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác được pháp luật cho phép và được hội đồng quản trị phê chuẩn.

- Mô hình tổ chức bố trí lao động

Mô hình quản lý điều hành linh hoạt trong việc phân bổ nguồn lực, các phòng ban phối hợp nhịp nhàng.

- Cơ cấu tổ chức quản lý:

Công ty sẽ ban hành 1 hệ thống quản lý mà theo đó bộ máy quản lý sẽ chịu trách nhiệm và nằm dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị, công ty có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và 1 kế toán trưởng do hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giám đốc và phó giám đốc đồng thời là thành viên hội đồng quản trị và được hội đồng quản trị bổ nhiệm và bổ nhiệm thông qua một cách thức hợp lý.

- Cán bộ quản lý:

+ Theo đề nghị Giám đốc và sự chấp thuận Hội đồng quản trị, công ty được sử dụng số lượng và chức danh cán bộ quản lý cần thiết hoặc phù hợp với cơ cấu và thông lệ quản lý. Công ty do Hội đồng quản trì đề xuất tuỳ từng thời điểm. Cán bộ quản lý phải có sự mẫn cán nhất thiết để các hoạt động và tổ chức của công ty đạt được mục tiêu để ra.

+ Mức lương, tiền thù lao, lợi ích và điều khoản khác trong hợp đồng lao động đối với giám đốc sẽ do Hội đồng quản trị quyết định và hợp đồng với những cán bộ quản lý khác sẽ do hội đồng quản trị quyết định sau khi tham khảo ý kiến qiám đốc.

Năng lực quản lý, điều hành và phối hợp hoạt động của ban lãnh đạo Công ty được đánh giá là khá chặt chẽ và đồng thuận

- Quan hệ với nhân viên:

Với tỷ lệ 100% số cán bộ đều có trình độ đại học và trên đại học, bao gồm 62 lao động, trong đó các công nhân làm việc trong công ty hầu hết là có ty nghề tương đối cao chính vì vậy trình độ học vấn trong công ty là chấp nhận được. Đối với vấn đề nguồn nhân lực, tình hình nguồn nhân lực chung ở nước ta hiện nay và lĩnh vực công ty hoạt động không phải là đặc thù thì sự sẵn có về nguồn nhân lực được đánh giá là tốt.

- Vấn đề sở hữu:

+ Vốn nhà nước do công ty mẹ Nhà xuất bản giáo dục đầu tư: 51%

+ Vốn do cổ đông là cán bộ công nhân viên nhà xuất bản giáo dục và ngoài doanh nghiệp góp 49%

Điểm mạnh: Tỷ lệ góp vốn của nhà nước tương đối là cao đảm bảo cho công ty nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Thay vào đó, mô hình công ty cổ phần còn giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Cơ hội: Công ty có điều kiện để thoát khỏi cơ chế quản lý quan liêu bao cấp của nhà nước và được tiếp cận với môi trường kinh doanh mới năng động hơn đó là nền kinh tế thị trường.

Đe doạ- thách thức: Không còn sự che chở, bao cấp tuyệt đối của nhà nước, do vậy công ty phải tự mình đứng giữa sự cạnh tranh gay gắt của thương trường. Và tự mình gánh chịu mọi rủi ro có thể xảy ra đối với công ty.

Từ những điều trên cho thấy chúng ta có thể đánh giá được việc tiếp cận với môi trường hoạt động mới của công ty vẫn còn non trẻ như thế nào. Liệu rằng công ty có thể dễ dàng thích nghi với cơ chế mới hay không, và nó còn phụ thuộc vào việc quản lý điều hành làm nên sự thành công hay thất bại của công ty trong thời kỳ sắp tới.

Kết luận: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội có tư cách

pháp nhân đầy đủ, thực hiện các giao dịch và nghĩa vụ kinh tê, dân sự, có năng lực kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh.

c. Rủi ro năng lực tài chính của chủ đầu tư - Cơ cấu tài sản nguồn vốn:

Bảng 1.9: Cơ cấu tài sản - nguồn vốn

Chỉ tiêu 2007 2008

TSLĐ & ĐTNH 108.166 103.354

Khoản phải thu 13.827 28.238

Hàng tồn kho 37.595 58.610 TSCĐ & ĐTDH 6.355 6.681 Tổng tài sản có 114.522 110.035 Nợ NH 20.619 15.447 Các khoản phải trả 17.879 13.365 Vay NH NH 0 0 Nợ DH 0 0 Vốn chủ sở hữu 92.569 92.107 Vốn cổ phần 80.000 80.000

LN chưa phân phối 11.385 2.880

LN ròng 14.055 22.072

Tổng NV 114.522 110.035

(Nguồn: Từ công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội)

Nhìn vào bảng quy mô cơ cấu vốn của công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà nội chúng ta thấy, quy mô tài sản và nguồn vốn qua hai năm tương đối ổn định. Tỷ lệ Nợ trên tổng tài sản tương đối thấp do vậy nguy cơ rủi ro về mức tăng trưởng bền vững của công ty tương đối an toàn. Hơn nữa tỷ lệ nợ ngắn hạn qua 2 năm đã giảm rõ rệt, và công ty không có khoản vay dài hạn điều này càng chứng tỏ cơ cấu tài sản nguồn vốn của công ty có thể tạo được lòng tin cho ngân hàng.

- Khả năng sinh lời:

Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008

DT thuần triệu đồng 132.826 219.099

LN sau thuế triệu đồng 14.055 22.078

Biểu đồ 1.4: Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2007 – 2008

(Đơn vị: Triệu đồng)

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy, sau 2 năm thiết lập, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội đã dần đi vào ổn định. Thể hiện doanh thu và lợi nhuận cao, tăng mạnh trong hai năm (tăng từ 132.826 đến 219.099 triệu đồng). Điều này một mặt thể hiện hoạt động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác thể hiện khả năng mở rộng cũng như khẳng định lợi thế trong việc phát hành sách giáo khoa của công ty.

0 50 100 150 200 250 2007 132.826 14.055 2008 219.099 22.078

- Một số chỉ tiêu tài chính khác: Bảng 1.11: Một số chỉ tiêu tài chính ST T Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 I. Chỉ tiêu về tính ổn định 1.1 Hệ số thanh toán NH % 5.25 6.69

1.2 Hệ số thanh toán nhanh % 3.34 2.63

1.3 Hệ số TSCĐ % 0.07 0.06

1.4 Hệ số thích ứng DH % 0.07 0.06

1.5 Hệ số nợ so với VCSH % 0.22 0.16

1.6 Hệ số nợ so với TS % 0.18 0.04

1.7 Hệ số tự tài trợ % 0.82 0.86

II. Chỉ tiêu về sức tăng trưởng

2.1 Tỷ lệ tăng trưởng Doanh thu % 65.16

2.2 Tỷ lệ tăng trưởng Lợi nhuận % 50.13

III. Chỉ tiêu về tính hiệu quả hoạt động

3.1 Hệ số vòng quay tổng tài sản Lần 2.32 1.95

3.2 Thời gian dự trữ hàng tồn kho Ngày 64.38 110

3.3 Thời gian thu hồi công nợ Ngày 19 35

3.4 Thời gian thanh toán công nợ Ngày 70 35

VI. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

4.1 Tỷ suất lợi nhuận gộp % 19.56 27.03

4.2 Hệ số lãi ròng % 10.54 10.02

4.3 Suất sinh lời của Tài sản (ROA) % 24.55 19.66

4.4 Suất sinh lời VCSH % 14.97 23.42

(Nguồn: Từ công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy khả năng thanh toán tốt khoản nợ ngân hàng do Hệ số thanh toán tương đối cao (2007:5.25, 2008:6.69) thêm vào đó công ty cũng có khả năng thanh toán nhanh những khoản nợ ngân hàng lớn, đột xuất.

Về hệ số tài sản cố định (TSCĐ) năm 2007 là 70%, năm 2008 là 60% chứng tỏ TSCĐ được tràng trải bằng nguồn vốn tương đối ổn định (chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu). Bên cạnh đó, hệ số thích ứng dài hơn qua 2 năm đều = 70 < 100% chứng tỏ các khoản đầu tư vào TSCĐ được tràng trải trong phạm vi vốn chủ sở hữu, không phải sử dụng những nguồn vốn có kỳ hạn hoàn trả ngắn.

Hệ số tự tài trợ của công ty rất cao (trên 80%) cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị. Đối với ngân hàng cho vay, tỷ lệ này càng cao càng tốt, vì đảm bảo an toàn vốn vay.

Về thời gian dự trữ hàng tồn kho, thời gian thu hồi công nợ, ngày càng có xu hướng tăng lên do trong năm 2008, nền kinh tế gặp khó khăn, giá cả biên động không ngừng doanh nghiệp phải chủ động dự trữ nguyên vật liệu để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, nên cả hàng tồn kho và thời gian dự trữ hàng tồn kho để tăng nhưng vẫn phải phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Về thời gian thanh toán công nợ: giảm từ 70 ngày (năm 2007) đến 35 ngày (năm 2008) là do nguồn giấy in năm 2008 khan hiếm, chủ yếu phải đặt hàng, đặt cọc tiền trước và thanh toán tiền ngay nơi lấy được giấy nên hầu như công ty không chiếm dụng được tiền của nhà cung cấp.

Các chỉ tiêu tăng trưởng: năm 2007 công ty mới cổ phẩn hoá, chưa có số liệu của 2006, tuy nhiên nhìn vào tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2008 (65.16%), tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận (50.13%) cho thấy mức độ tăng trưởng và mở rộng quy mô của doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, của doanh nghiệp rất hiệu quả, doanh nghiệp tăng trưởng đồng thời cả về số lượng và chất lượng.

Về khả năng sinh lời: hệ số lãi ròng của công ty qua các năm tương đối ổn định đều trên 10%. Hệ số này cho biết 1 đồng doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là một tỷ lệ quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời chung của công ty.

Bảng 1.12: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009

STT Nội dung Đơn vị Kế hoạch năm 2009

I Kế hoạch sản xuất kinh doanh

1 Doanh thu Triệu đồng 282.308

2 Chi phí sản xuất - 252.387

- Nguyên vật liệu (giấy, hộp đen)

- 120.842

- Chi phí công in, nhuận bút.

- 64.172

- Tiền lương nhân công - 35.930

- Khấu hao tài sản - 800

- Lãi vay - 3.354

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

- 14.859

- Chi phí khác - 12.430

3 Lợi nhuận

- Lợi nhuận trước thuế - 29.921

- Thuế thu nhập DN - 5.236

- LN ròng - 24.685

II. Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh

1 Vòng quay vốn lưu động dự

kiến

Vòng/năm 1,8

2 Nhu cầu vốn cần thiết sản xuất kinh doanh

137.907 - Vốn lưu động ròng hiện có Triệu đồng 87.907 - Vốn hoạt động khác - - - Vốn vay sở giao dịch I - 50.000

Nhìn vào kế hoạch 2009 của công ty ta thấy, kế hoạch được dựa trên những cơ sở thực tế và hoàn toàn có thế thực hiện được với điều kiện của công ty hiện nay. Với lợi nhuận dự kiến có thế đạt được như vậy, Sở giao dịch I có thế tin tưởng cho vay vốn đối với công ty.

Kết luận: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có đầy đủ vốn từ có để tham gia vào các phương án, dự án của mình.

Kết luận chung: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Vì vậy, ngân hàng có thể cấp hạn mức tín dụng cho công ty này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro đối với dự án xin vay vốn tại Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương.doc (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w