Hiệp hội cần làm tốt vai trò là cầu nối giữa các DNBH với các cơ quan Nhà nước với mục tiêu chủ yếu góp phần quản lí và thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát triển. Trước tình hình cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm hàng hóa hiện nay như hạ phí, tăng chi hoa hồng…thì yêu cầu Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam phải đưa ra các kiến nghị với Nhà nước cũng như các biện pháp thực hiện trong quyền hạn để sớm giải quyết
tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, sớm đưa thị trường vào hoạt động hiệu quả. Một số kiến nghị đưa ra với hiệp hội:
Để có thể làm tốt vai trò này, trước tiên Hiệp hội phải củng cố lại bộ máy tổ chức vững mạnh.
Hiệp hội cần đề nghị các công ty bảo hiểm thực hiện nghiêm chỉnh Bản thỏa thuận hợp tác trong bảo hiểm hàng hóa đã được kí kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và thuyết phục các doanh nghiệp mới thành lập tham gia Hiệp hội và kí kết văn bản trong bảo hiểm hàng hóa này.
Hiệp hội bảo hiểm nên tăng cường tổ chức đào tạo học tập kinh nghiệm nghề nghiệp về bảo hiểm hàng hóa trong và ngoài nước, tổ chức Hội thảo tập huấn trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các công ty bảo hiểm với nhau DNBH với nhau.
Hiệp hội và các doanh nghiệp bảo hiểm nên đề nghị Vinare tăng cường đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm cho các hội viên, nhất là các doanh nghiệp bảo hiểm mới đi vào hoạt động.
Khuyến cáo, nhắc nhở các doanh nghiệp bảo hiểm nên truy cập thông tin rủi ro của các tổ chức cung cấp thông tin quốc tế, sẵn sàng chia sẻ thông tin giữa các DNBH với nhau về khách hàng, mặt hàng…hay xảy ra tổn thất.
Hiệp hội đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm hợp tác chặt chẽ, đưa ra các biện pháp cụ thể để chống trục lợi bảo hiểm cho hàng hóa.
Hiệp hội phải đưa ra cảnh báo thường xuyên và trình các giải pháp hoặc kiến nghị lên Nhà nước, Bộ tài chính hạn chế cạnh tranh không lành mạnh của thị trường bảo hiểm hàng hóa hiện nay.
KẾT LUẬN
Mở cửa và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, một mặt đem lại những cơ hội lớn, mặt khác là những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK nước ta nói riêng. Tuy nhiên, để có thể khác thác được tiềm năng của thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển, tận dụng lợi thế người trong nhà, hạn chế những thách thức hội nhập; hạn chế những khó khăn trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phải luôn nâng cao khả năng cạnh tranh so với các nhà bảo hiểm nước ngoài bằng những giải pháp chiến lược cả ngắn hạn và dài hạn. Ngoài sự nỗ lực nội tại của các công ty bảo hiểm thì rất cần được sự quan tâm của các cơ quan quản lí Nhà nước và sự hỗ trợ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Do vậy, trong thời gian tới, đòi hỏi PJICO phải có chiến lược chung cho toàn bộ hệ thống, chiến lược kinh doanh riêng cho nghiệp vụ để có thể chiếm lĩnh thị phần và phát triển bền vững trên thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Việt Nam, cũng như vươn ra thị trường thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình bảo hiểm (2004),
chủ biên PGS.TS Nguyễn Văn Định, Nxb Thống kê.
2. Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm (2004), chủ biên PGS.TS Nguyễn Văn Định, Nxb Thống kê.
3. Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm hàng hóa, chủ biên PGS.TS Trương Mộc Lâm.
4. Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương (1997), Nxb Giáo dục. 5. Bảo hiểm và giám định hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển (2003), Đỗ Hữu Vinh, Nxb Tài chính.
6. Bản cáo bạch của PJICO (2007).
7. Tài liệu Qui trình khai thác, giám định – bồi thường bảo hiểm hàng hóa (2007), PJICO.
8. Tài liệu Hướng dẫn khai thác, giám định – bồi thường bảo hiểm hàng hóa (2007), PJICO.
9. Bản tin nội bộ của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2006, 2007). 10. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PJICO qua các năm. 11. Cẩm nang bảo hiểm phi nhân thọ.
12. Các trang Web:
www.pjico.com.vn
www.webbaohiem.net