Kết quả và hiệu quả của quá trình đầu tư phát triển tại VINACCO thời kỳ 2005-

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển của Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (VINACCO). Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 45 - 53)

1 Tổng vốn vay Ngân hàng 20560 225650 230596 3

1.3.1.Kết quả và hiệu quả của quá trình đầu tư phát triển tại VINACCO thời kỳ 2005-

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng vốn đầu tư phát triển kế hoạch Tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện

(Nguồn : Báo cáo tài chính; Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh; Phương hướng nhiệm vụ năm tới của VINACCO thời kỳ 2005-2008.)

1.3. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển của VINACCO thời kỳ 2005-2008 2008

1.3.1. Kết quả và hiệu quả của quá trình đầu tư phát triển tại VINACCO thời kỳ 2005-2008 2005-2008

Trong những năm vừa qua, với việc huy động vốn và tiến hành đầu tư phát triển, VINACCO đã thu được những kết quả và hiệu quả nhất định. Sản xuất kinh doanh được mở rộng về quy mô và tăng thêm về chiều sâu, tài sản của Tổng công ty tăng lên, tạo ra thêm được công ăn việc làm cho nhiều lao động, đào tạo thêm được lao động, tiến hành đầu tư nhiều dự án mới có tính khả thi và cho hiệu quả cao. Sau đây là các kết quả và hiệu quả cụ thể :

* Kết quả-hiệu quả tài chính của quá trình đầu tư phát triển tại VINACCO

Bảng 1.2.20: Giá trị tài sản cố định mới huy động của VINACCO thời kỳ 2005-2008

Chỉ tiêu Năm2005 Năm2006 Năm2007 Năm2008

Tổng vốn đầu tư phát triển(tr.đ) 258793 289022 326139 361969 Giá trị tài sản cố định mới huy

động(tr.đ) 79546.55 72500 96486.154 86978

Đầu tư XDCB(tr.đ) 40662.55 72500 59331.45 86978 Đầu tư mua sắm máy móc thiết

bị(tr.đ) 38884 37154.704

Tỷ lệ giá trị TSCĐ mới huy

động/Tổng VĐTPT(%) 30.74 25.08 29.58 24.03

(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của VINACCO các năm từ 2005-2008)

Biểu đồ 1.2.12: Giá trị tài sản cố định mới huy động của VINACCO thời kỳ 2005-2008 79546.55 7250096486.15486978 335510.704 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng

Giá trị tài sản cố định mới huy động(tr.đ)

Giá trị tài sản cố định mới huy động(tr.đ)

( Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của VINACCO các năm từ 2005-2008 )

Giai đoạn 2005-2008 là giai đoạn hình thành nhiều tài sản cố định cho VINACCO. Bởi đây là giai đoạn mà VINACCO tiến hành xây dựng thêm nhà xưởng, xí nghiệp, cũng như mua sắm thêm nhiều máy móc thiết bị. Tổng giá trị tài sản mới huy động vào sản xuất của VINACCO tính cho cả thời kỳ là 335,5107 tỷ đồng. Đây

là một con số khá lớn và phản ánh đúng thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản cũng như đầu tư mua sắm máy móc thiết bị của VINACCO thời gian qua. Trung bình một năm giá trị tài sản cố định mới huy động vào sản xuất của VINACCO là 83,8777 tỷ đồng. Tài sản cố định mới huy động vào sản xuất cao nhất là 96,486 tỷ năm 2007.

Trong giai đoạn này, với việc đầu tư vào xây dựng cơ bản cũng như đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, VINACCO đã đưa thêm một số xí nghiệp đi vào hoạt động, chủ yếu là các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng để cung ứng vật tư cho các công trình mà VINACCO đang tiến hành xây lắp. Đó là hai xí nghiệp sản xuất bê tông được xây dựng vào các năm 2005 và 2007; một xí nghiệp khai thác đá, xây dựng và đưa vào sử dụng trong năm 2006, một nhà máy sản xuất gạch Tuynel xây dựng và đưa vào sản xuất năm 2008. Những xí nghiệp, nhà máy này được xây dựng với nhiệm vụ là sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng cho các công trình mà VINACCO đang tiến hành. Trong thời kỳ này, VINACCO đã hai lần tiến hành đầu tư mua sắm các gói máy móc thiết bị, vào các năm 2005 và 2007, làm tăng thêm số lượng máy móc cho Tổng công ty. Bên cạnh việc có thêm những xí nghiệp, nhà máy mới, việc xây dựng thêm nhà xưởng, nhà kho, cải tạo và xây mới trụ sở cũng làm tăng thêm tài sản cố định mới cho VINACCO.

Bảng 1.2.21: Doanh thu và Doanh thu tăng thêm / Vốn đầu tư thực hiện Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng vốn đầu tư phát triển(tr.đ) 258793 289022 326139 361969

Doanh thu 1702560 1892800 2141915 2524400

Doanh thu tăng thêm - 190240 249115 382485

Doanh thu/VĐTPT 6.58 6.55 6.57 6.97

Doanh thu tăng thêm/VĐTPT - 0.66 0.76 1.06

Doanh thu tăng thêm/giá trị TSCĐ

mới huy động - 2.62 2.58 4.4

(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của VINACCO các năm từ 2005-2008) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Doanh thu tăng thêm/Vốn đầu tư thực hiện phản ánh khi một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì doanh thu tăng thêm bao nhiêu đồng. Qua bảng … chúng ta thấy rằng chỉ tiêu này là chưa cao ở VINACCO. Chỉ tiêu này chỉ đạt cao nhất là 1,06 năm 2008, còn lại các năm khác , chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 1, cụ thể là 0,66 năm 2006 và 0,76 năm 2007. Điều này chứng tỏ hiệu quả vốn đầu tư thực hiện mang lại cho doanh thu trong thời kỳ này còn thấp. Điều này có thể giải thích là do vốn đầu tư vào các dự án của VINACCO chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn đầu tư phát triển (trên 68%), mà các dự án này lại đang trong giai đoạn tiến hành xây dựng hoặc là mới kết thúc quá trình xây lắp, nên chưa đi vào giai đoạn vận hành khai thác, chưa mang lại nguồn thu cho Tổng công ty. Nhưng xét tổng thể, ta thấy rằng chỉ tiêu này tăng dần qua các năm, năm 2006 là 0,66 thì đến năm 2008 là 1,06. Điều đó là một tín hiệu tích cực cho hiệu quả vốn đầu tư thực hiện đối với tăng doanh thu, khi có một số dự án đã bắt đầu đi vào vận hành khai thác , như dự án Nghi Sơn-Thanh Hóa.

Nếu như chỉ tiêu Doanh thu tăng thêm/Vốn đầu tư thực hiện đạt giá trị thấp thì chỉ tiêu Doanh thu tăng thêm/giá trị TSCĐ mới huy động đạt cao hơn trong kỳ. Chỉ tiêu này là 2,62 và 2,58 vào các năm 2006 và 2007, và tăng cao lên đến 4,4 năm

2008. Điều này chứng tỏ tài sản cố định mới huy động vào sản xuất từ nguồn vốn đầu tư phát triển đang phát huy tác dụng làm tăng đối với doanh thu.

- Lợi nhuận tăng thêm trên Vốn đầu tư thực hiện:

Bảng 1.2.22: Lợi nhuận và Lợi nhuận tăng thêm trên Vốn đầu tư thực hiện

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng vốn đầu tư phát triển(tr.đ) 258 793 289 022 326 139 361 969

Lợi nhuận(tr.đ) 9 825.3 16 351.2 21 020.4 32 742

Lợi nhuận tăng thêm(tr.đ) - 6 526 4 669 11 722

Lợi nhuận/VĐTPT 0.04 0.06 0.06 0.09

Lợi nhuận tăng thêm/VĐTPT - 0.02 0.01 0.03

Lợi nhuận tăng thêm/giá trị TSCĐ

mới huy động - 0.09 0.05 0.13

(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của VINACCO các năm từ 2005-2008)

Chỉ tiêu Lợi nhuận tăng thêm/Vốn đầu tư thực hiện phản ánh một đồng vốn đầu tư thực hiện sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đối với việc đánh giá tính hiệu quả của quá trình đầu tư phát triển. Nhìn vào bảng … chúng ta nhận thấy rằng tỷ lệ này của VINACCO là thấp và tăng giảm thất thường trong kỳ. Tỷ lệ này đạt cao nhất là 0,03 trong năm 2008 và thấp nhất là 0,01 trong năm 2007. Điều này khiến cho chúng ta đưa ra nhận xét rằng khả năng sinh lời của vốn đầu tư không cao nhưng thực ra xét theo chiến lược phát triển lâu dài của Tổng công ty một cách dài hạn thì đây là điều có thể giải thích được. Bởi lẽ như chúng ta đã biết, vốn đầu tư cho các dự án mới chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn đầu tư. Các dự án này đang tiến hành xây dựng hoặc vừa mới kết thúc quá trình xây lắp nên chưa thể vận hành để VINACCO thu về lợi nhuận. Đó là xét trong thời kỳ mà chúng ta đang nghiên cứu, nhưng về lâu dài, một khi các dự án này đi vào vận hành khai thác, sau khi hoàn vốn, sẽ cho lợi nhuận cao, lúc đó chắc chắn tỷ lệ này sẽ rất

cao. Tuy hiện tại tỷ lệ Lợi nhuận tăng thêm/Vốn đầu tư là thấp nhưng xét về chiến lược đầu tư của VINACCO trong một thời gian dài thì đây là một điều hợp lý.

* Kết quả-hiệu quả kinh tế-xã hội của quá trình đầu tư tại VINACCO

- Tăng nộp ngân sách cho Nhà nước :

Bảng 1.2.23: Tình hình nộp Ngân sách của VINACCO thời kỳ 2005-2008

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu (tr.đ) 1 702 560 1 892 800 2 141 915 2 524 400

Nộp Ngân sách (tr.đ) 92 650 100 407 104 085 112 418

Tăng nộp ngân sách (tr.đ) 7 757 3 678 8 333

(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của VINACCO các năm từ 2005-2008)

Biểu đồ 1.2.13: Tình hình nộp và tăng nộp Ngân sách của VINACCO thời kỳ 2005-2008 92650 100407 7757 104085 3678 112418 8333 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nộp Ngân sách(tr.đ) Tăng nộp ngân sách(tr.đ)

(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của VINACCO các năm từ 2005-2008)

Với việc xây dựng thêm các nhà máy, các xí nghiệp sản xuất mới, cùng với đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị và máy móc thi công công trình, đã giúp cho VINACCO không ngừng tăng cường, mở rộng sản xuất kinh doanh và đi cùng với đó

cũng tăng lên qua các năm. Nộp Ngân sách năm 2008 là 112,418 tỷ , tăng hơn 19 tỷ so với năm 2005 là 92,65 tỷ. Giá trị tăng nộp ngân sách của năm sau so với năm trước trong kỳ luôn đạt trên 3,6 tỷ, và đặc biệt là 8,333 tỷ năm 2008 và 7,757 tỷ năm 2007. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cải thiện đời sống người lao động và tạo thêm công ăn việc làm :

Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong thời gian qua đã giúp VINACCO thực hiện công tác đào tạo nghề cho công nhân kỹ thuật cũng như nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, việc tiến hành xây dựng thêm các nhà máy, xí nghiệp để sản xuất vật liệu xây dựng đã thu hút thêm được một số lượng lao động tại địa phương và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động. Đầu tư mới máy móc thiết bị làm tăng năng lực sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất dẫn đến tăng doanh thu và lợi nhuận, điều này làm cho thu nhập bình quân của lao động cũng tăng lên qua các năm. Kết quả của đầu tư phát triển đối với việc cải thiện đời sống người lao động , nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động được phản ánh ở bảng dưới :

Bảng 1.2.24: Tổng hợp một số kết quả của đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng số lao động (người) 2100 2458 2469 2587

Số lao động tăng thêm do đầu tư

(người) - 358 11 118

Số lao động được đào tạo nghề và

nâng cao trình độ ( người ) 220 150 130 68

Thu nhập bq/người/tháng(tr.đ) 2.1 2.5 2.95 3.32

Thu nhập bq/người/tháng tăng thêm

do đầu tư(tr.đ) - 0.4 0.45 0.37

(Nguồn : Tổng hợp số liệu từ phòng tổ chức của VINACCO)

Biểu đồ 1.2.14: Tình hình thu nhập bình quân của lao động của VINACCO Thời kỳ 2005-2008

2.1 2.5 2.5 0.4 2.95 0.45 3.32 0.37 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Thu nhập

bq/người/tháng(tr.đ) Thu nhập bq/người/tháng tăng thêm do đầu tư(tr.đ)

(Nguồn : Tổng hợp số liệu từ phòng tổ chức của VINACCO)

Nhìn vào bảng 1.2.24 chúng ta có thể thấy đầu tư xây dựng thêm các nhà máy, xí nghiệp, cũng như việc đầu tư máy móc và thiết bị để tăng năng lực sản xuất của VINACCO thời gian qua đã làm gia tăng số tổng số lao động. Số lao động tăng thêm do đầu tư của VINACCO năm 2006 là cao nhất, với 358 lao động tăng thêm so với năm 2005. Số lao động tăng thêm của năm 2007 và 2008 so với năm trước lần lượt là 11 và 118 người. Tính chung cả thời kỳ, tổng số lao động của VINACCO đã tăng 478 người.

Tổng số lao động được đào tạo nghề và số cán bộ được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong thời kỳ này là 568 người. Cùng với đó là thu nhập bình quân/người/tháng cũng tăng dần qua các năm.Nếu như thu nhập bình quân của lao động ở năm 2005 là 2,1 triệu đồng/người/tháng thì đến năm 2008, con số này là 3,32 triệu đồng/người/tháng, tăng 1,22 triệu đồng.

*Những tính toán về kết quả và hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư xây dựng mà VINACCO đã và đang tiến hành

Tuy các dự án đầu tư mới của VINACCO hầu hết đang trong quá trình thực hiện đầu tư xây lắp, hoặc vừa mới kết thúc quá trình xây dựng, bắt đầu đưa vào vận hành thử, và chưa phát huy được hiệu quả , chưa mang lại doanh thu cho VINACCO

nhưng nếu chúng ta tham khảo các chỉ tiêu tài chính đã được tính toán kỹ trong hồ sơ của các dự án thì chúng ta sẽ thấy các dự án này hoàn toàn khả thi và hứa hẹn sẽ mang lại những nguồn thu lớn một khi đi vào vận hành khai thác. Sau đây là kết quả tính toán một số chỉ tiêu tài chính của các dự án.

Bảng 1.2.25: Một số chỉ tiêu tài chính dự tính của các dự án

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển của Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (VINACCO). Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 45 - 53)