Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 76 - 79)

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, trong quá trình thực hiện đầu tư

phát triển KKT Dung Quất còn có những khó khăn sau:

Những năm đầu của Khu kinh tế Dung Quất, nguồn thu trên địa bàn còn rất hạn chế, nguồn huy động khác còn nhiều khó khăn; vì vậy, việc tổ chức thực hiện các mục tiêu về xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư là rất khó khăn trong giai đoạn 2006 – 2010.

Việc triển khai thực hiện Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 72/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn nhiều vấn đề vướng mắc và chưa đồng bộ; đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý đất đai, cơ chế phối hợp, ủy quyền của Bộ - Ngành TW, UBND tỉnh Quảng Ngãi, cơ chế tài chính … chưa được hướng dẫn kịp thời.

Công tác triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm ở nhiều khâu, nhất là công tác chuẩn bị đầu tư và giao mặt bằng thi công. Các nhà thầu gặp khó khăn trong tài chính (do biến động giá) làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình. Chất lượng công tác tư vấn (thiết kế, giám sát) vẫn còn nhiều sai sót, chất lượng chưa cao, một số hạng mục cần phải thay đổi, điều chỉnh nhiệm vụ thiết kế để phù hợp thực tế và hiệu quả sử dụng, làm phát sinh khối lượng.

Công tác quản lý đất đai, qui hoạch, xây dựng còn nhiều tồn tại trong quá trình tổ chức quản lý và thực hiện xây dựng tại công trình, môi trường ngày càng bị gây ô nhiễm, nhiều trường hợp lấn chiếm đất đai bất hợp pháp, tai nạn giao thông ngày càng tăng.

Vốn ngân sách Nhà nước bố trì còn hạn chế so với yêu cầu và kế hoạch phát triển của Khu kinh tế Dung Quất.

Việc xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án Doosan, Tycoons đã kéo theo nhiều nhà máy có qui mô lớn đăng ký đầu tư, số lượng chuyên gia và công nhân làm việc tại Khu kinh tế Dung Quất cũng tăng rất nhanh; vì vậy, có nhiều vấn đề đặt ra hết sức cấp bách cần phải giải quyết như: nhu cầu về hạ tầng, dịch vụ tiện ích (ăn ở, chữa bệnh, đi lại, nghỉ ngơi, giải trí …), nguồn nhân lực có kiến thức, tay nghề cao, yêu cầu về an ninh trật tự, môi trường trong Khu kinh tế Dung Quất… nhiều lĩnh vực mà Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cần được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và sự hỗ trợ đắc lực, có hiệu quả của các Bộ - Ngành TW.

Công tác thu hút đầu tư và triển khai các dự án đã cấp phép tại Khu kinh tế Dung Quất đạt những kết quả khả quan; tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: số lượng dự án đã cấp phép đi vào sản xuất – kinh doanh còn chậm, năng lực một số Nhà đầu tư còn hạn chế.

Nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề nêu trên gồm:

Một là, kinh nghiệm trong công tác xây dựng quy hoạch tổng thể Khu kinh tế còn hạn chế, nhiều đồ án quy hoạch chung và chi tiết mới được phê duyệt song do chưa có tầm nhìn dài hạn nên đã sớm bị lạc hậu dẫn tới phải điều chỉnh. Do vậy, điều này cũng làm ảnh hưởng tới việc huy động các nguồn vốn đầu tư dài hạn cho đầu tư xây dựng và phát triển các công trình kết cấu hạ tầng của Khu kinh tế.

Hai là, các công trình trọng điểm là động lực chính của Khu kinh tế thường chậm triển khai so với tiến độ đề ra hoặc chưa thu hút được làm ảnh hướng rất lớn đến tốc độ phát triển của KKT.

Ba là, Nhà nước chưa có chính sách để điều chỉnh giá vật tư, vật liệu cho phù hợp với biến động thị trường. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công hoàn thành các công trình theo tiến độ dự án.

Bốn là, việc xây dựng các Khu kinh tế là một công việc mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam nên phải vừa học, vừa làm và đặc biệt là việc huy động nguồn vốn ngoài vốn ngân sách cho đầu tư phát triển hạ tầng còn gặp nhiều hạn chế.

Năm là, đội ngũ cán bộ công chức của Ban quản lý Khu kinh tế còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu về môi trường luật pháp quốc tế.

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ DUNG QUẤT

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 76 - 79)