Thị trường giao dịch có tổ chức

Một phần của tài liệu SO SÁNH HOẠT ĐỘNG GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ tổ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG (Trang 30 - 32)

2. CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG

2.10.Thị trường giao dịch có tổ chức

Các thị trường thứ cấp chia thành: các thị trường tổ chức và thị trường ngoại mục.

Các thị trường chứng khoán có tổ chức là sự kết hợp của các thị trường đầu giá trong đó người mua và người bán giao dịch với nhau tại một địa điểm và thị trường giao dịch dealer (trong đó chỉ có các nhà giao dịch dealer mua và bán các chứng khoán với giá cho trước). Chứng khoán được mua bán trên sàn giao dịch với sự giúp đỡ của các chuyên gia dạng broker – dealer. Các chuyên viên này thực hiện cả 2 chức năng môi giới và giao dịch: kết hợp người bán và người mua bằng cách khớp giá (thực hiện chức năng môi giới). Nếu mua và bán không khớp thì họ tự mua hay bán chứng khoán từ nguồn chứng khoán của cá nhân (chức năng giao dịch).

Trước khi luật chứng khoán ra đời năm 2006, thị trường giao dịch có tổ chức chính là thị trường giao dịch tập trung. Tuy nhiên luật chứng khoán 2006 đã mở rộng nội hàm cùa thị trường có tổ chức và đưa thị trường phi tập trung vào là đối tượng điều chỉnh của luật. Do vậy hiện nay, thị trường giao dịch có tổ chức bao gồm thị trường giao dịch tập trung và phi tập trung (OTC).

31

Một số thị trường chứng khoán lớn: NYSE (Thị trường chứng khoán New York), TSE (Thị trường chứng khoán Tokyo), LSE (Thị trường chứng khoán London), Euronext (Thị trường chứng khoán Liên minh châu Âu,…

3. So sánh hoạt động của ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phi ngân hàng.  GIỐNG NHAU: Đều đóng vai trò trung gian giữa người tiết kiệm và người sử dụng vốn.  Khác nhau:

Ngân hàng thương mại.

• Nhận tiền gửi và trả lãi cho người gửi tiền

• Ngân hàng cho vay và tính lãi người đi vay

• Là tổ chức nhận tiền gửi • Phải tạo lập dự trữ bắt buộc • Có chức năng trung gian thanh

toán.

Các tổ chức tài chính phi ngân hàng. • Nhận tiền vốn bằng hình thức

phí bảo hiểm, tiền góp hay tiền bán chứng chỉ quỹ

• Đầu tư vốn vào các hoạt động tài chính và chia lợi nhuận cho người góp vốn

• Là tổ chức không nhận tiền gửi • Không phải tạo lập dự trữ bắt

buộc

• Không có chức năng trung gian thanh toán

32 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. CÁC NGUYÊN LÝ TIỀN TỆ NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH. Trần Viết Hoàng, Cung Trần Việt (2008).

2. Giáo trình Nguyên lý tài chính tiền tệ - Đại Học Kinh tế TPHCM. 3. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Một phần của tài liệu SO SÁNH HOẠT ĐỘNG GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ tổ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG (Trang 30 - 32)