2. CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG
2.7. CÁC TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.7.1. Khái niệm
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp:
- Thị trường sơ cấp: người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành;
- Thị trường thứ cấp: nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở Thị trường sơ cấp.
Hàng hóa giao dịch trên Thị trường chứng khoán bao gồm: các cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm
28
Đặc điểm chủ yếu của Thị trường chứng khoán:
Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp
vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính;
Là thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do tham
gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây
được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu;
Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên
thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn.
2.7.3. Chức năng
Thị trường chứng khoán thực hiện các chức năng chủ yếu sau: 1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế;
2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng;
3. Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán; 4. Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế;
5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Các hình thức của thị trường
1. Thị trường tập trung
2. Thị trường phi tập trung (OTC);
3. Thị trường chợ đen.
2.7.5. Nguyên tắc hoạt động 1. Cạnh tranh tự do;
2. Công khai;
3. Trung gian mua bán; 4. Đấu giá.
Chủ thể tham gia 1. Nhà phát hành 2. Nhà đầu tư:
Nhà đầu tư cá nhân: Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và Nhà đầu tư không thích rủi ro;
Nhà đầu tư có tổ chức: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm xã hội, công ty tài chính.
3. Các tổ chức liên quan đến chứng khoán. Cơ chế điều hành và Giám sát
29
Việc điều hành và giám sát thị trường chứng khoán được tổ chức theo nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm:
1. Các cơ quan quản lý của Chính phủ: Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo lĩnh vực;
2. Các tổ chức tự quản: Sở Giao dịch chứng khoán, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. Xu hướng phát triển
1. Quốc tế hóa;
2. Gia tăng các nhà đầu tư chuyên nghiệp;
3. Chứng khoán hóa các nguồn vốn trên thị trường chứng khoán; 4. Phát triển mạnh mẽ thị trường chứng khoán phái sinh.