Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.DOC (Trang 31 - 33)

IV. Kinh nghiệm về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước trong khu vực

3.Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm về phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay ở một số nước như Trung Quốc, Nga và các nước Đông Âu có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở nước ta:

- Nhanh chóng tạo ra một môi trường pháp lý hợp lý để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả. Đổi mới doanh nghiệp nhà nước chỉ có thể thành công nếu như các quốc gia đã thực sự sẵn sàng, có nghĩa là phải tạo lập cơ sở cho thị trường hoạt động. Kinh nghiệm ở các nước trong khu vực cho thấy nếu chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước chỉ đơn giản là sự xác định lại mối quan hệ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân thì ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi tạo lập cơ sở cho thị trường hoạt động. Nhà nước phải tạo ra các tiền đề kinh tế- pháp lý cho sự hoạt động của thị trường, đặc biệt nhà nước phải đảm nhận vai trò thiết lập duy trì quyền sở hữu các nguồn lực kinh tế của đất nước theo hướng xác định rõ chủ sở hữu đích thực của các đối tượng. Cần soạn thảo luật về chuyển đổi quyền sở hữu. Thực hiện sự đa dạng hóa chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất nhằm mục đích sử dụng hiệu quả các tiềm năng kinh tế của đất nước và sự hợp tác với bên ngoài để đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế.

- Xác định rõ mục tiêu chính của doanh nghiệp nhà nước là gì? Trên cơ sở đó xây dựng một cơ cấu hợp lý cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động để đạt được mục tiêu đã đề ra. Điều thiết yếu là phải xác định mục tiêu một cách rõ ràng, tránh tình trạng xác định các mục tiêu đồng thời hoặc mục tiêu xung đột. Nói chung cần khuyến khích tính đơn giản trong các mục tiêu và nên hạn chế số lượng các mục tiêu đưa ra. Nếu vẫn cần phải có đa mục tiêu hay mục xung đột thì việc này cần phải được ghi nhận công khai về mức độ ưu tiên hay tầm quan trọng tương đối của chúng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc xác định mục tiêu chính cần phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của quốc gia. Kinh nghiệm cho thấy trong điều kiện mới, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò là công cụ cơ bản để nhà nước tác động, điều tiết, định hướng thị trường nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nên doanh nghiệp nhà nước chỉ nên duy trì ở một số ngành then chốt của nền kinh tế, các ngành có kĩ thuật cao, công nghệ mới, các ngành thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội

như điện, nước, đường xá, sân bay, thông tin liên lạc… là những ngành đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn chậm mà các thành phần khác không muốn tham gia hoặc không đủ khả năng thực hiện. Ngoài ra, doanh nghiệp nhà nước có thể nắm giữ các ngành dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, các ngành liên quan đến quốc phòng an ninh.

- Xác định cơ cấu tổ chức hợp lý để tạo điều kiện quản lý có hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Nếu một doanh nghiệp nhà nước được yêu cầu phải thực hiện vai trò tích cực trong nâng cao hiệu quả hoạt động như trong trường hợp tổ chức lai doanh nghiệp, hay tư nhân hóa cho từng trường hợp cụ thể, thì nó phải có đủ thẩm quyền để làm như vây. Cần thiết phải thiết lập một tổ chức trung ương. Nếu cần khuyến khích phi tập trung hóa thì cần phải giảm bớt số đầu mối liên hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ.

- Phương thức phân bổ cổ phiếu. Tùy theo mục tiêu khác nhau mà việc nắm giữ cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước phải khác nhau. Kinh nghiệm trên thế giới có 2 thái cực, một là 100% cổ phiếu do một doanh nghiệp nhà nước duy nhất nắm giữ, và thái cực kia là trường hợp cổ phiếu được phân tán rộng khắp giữa một số cơ quan, và tỉ lệ cổ phần của một doanh nghiệp nào đó do một công ty giữ phần đơn lẻ nắm giữ là tương đối nhỏ. Một doanh nghiệp nhà nước càng có nhiều quyền lợi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì nó càng có thẩm quyền và động cơ trong việc chi phối các quyết định quản lý chủ yếu, như cơ cấu lại, bán tài sản, đóng cửa có lựa chọn một số hoạt động, sáp nhập với các doanh nghiệp khác… Do vậy, nếu một doanh nghiệp nhà nước có ý định giữ một vai trò chi phối và gánh trách nhiệm tổ chức lại các doanh nghiệp thành viên, hay nâng cao kết quả hoạt động của chúng thì cần phải nắm giữ một cổ phần khá lớn trong các doanh nghiệp này. Mặt khác, với doanh nghiệp nhà nước kiểu quản lý tài sản hay đầu tư đa mục tiêu người ta không thể trông đợi tiếng nói của doanh nghiệp nhà nước này có trọng lượng trong việc cơ cấu lại các doanh nghiệp, kh mà cổ phần của nó trong doanh nghiệp không nhiều. Thay vào đó, lợi nhuận tài chính trước mắt mới là mục tiêu.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.DOC (Trang 31 - 33)