Định hướng và mục tiêu về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.DOC (Trang 60 - 63)

nghiệp nhà nước

I. Định hướng và mục tiêu về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước nước

1. Định hướng

Quá trình cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước đang bước vào những thời điểm gấp rút khi mà luật doanh nghiệp nhà nước 2005 sắp đến lúc hết hiệu lực vào 1-7-2010. Thực chất của quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo nghị định được ban hành mới nhất vào ngày 19-3 chỉ là một bước đệm nhằm đẩy mạnh việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước khi thời hạn sắp hết. Còn đích đến cuối cùng để thay đổi khối doanh nghiệp nhà nước được chính phủ xem xét đến là việc cổ phần hóa. Do vậy với việc đưa ra yêu cầu về mốc thời gian, nhà nước vẫn cần giám sát việc chuyển đổi chặt chẽ hơn, cùng với đó là việc chuẩn bị đánh giá, xác định giá trị của doanh nghiệp với cái đích là cổ phần hóa. Những doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hóa mà chưa tiến hành cổ phần hóa kịp trước 1-7-2010 được tiến tới giải pháp chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để kịp tiến độ chuyển đổi khối doanh nghiệp nhà nước. Sau đó tiếp tục quá trình tiến hành cổ phần hóa theo như kế hoạch đã được chính phủ ban hành. Chính phủ đã có những định hướng cho công tác chuyển đổi khối doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa trong thời gian tới:

- Tiếp tục bảo đảm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi các thành phần kinh tế hoạt động và phát triển theo cơ chế thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp có thời hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng các sản phẩm thiết yếu tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; thu hẹp tối đa các lĩnh vực độc quyền kinh doanh của Nhà nước; xoá bỏ đặc quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Hạn chế việc thành lập mới doanh nghiệp nhà nước; chỉ thành lập mới doanh nghiệp nhà nước khi có đủ điều kiện và trong các lĩnh vực sản xuất, cung ứng những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội và doanh nghiệp được thành lập chủ yếu dưới hình thức công ty cổ phần.

- Tiếp tục thực hiện các đề án sắp xếp và phát triển doanh nghiệp nhà nước; tập trung đẩy nhanh và mở rộng diện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn với sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối;

đồng thời, mở rộng các hình thức chuyển đổi sở hữu khác nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước. Hoàn thành chuyển đổi tất cả các công ty thuộc diện nhà nước cần sở hữu 100% vốn sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần. Thành lập và phát triển một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình mở cửa thị trường để hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với điều kiện trong nước và các cam kết quốc tế.

- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính, tạo ra hành lang pháp lý cần thiết để các tập đoàn kinh tế có thể nâng cao sức cạnh tranh, hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với các cam kết quốc tế.

- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ và thuận lợi cho các hợp tác xã hình thành và phát triển. Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ các loại hình kinh tế hợp tác phát triển theo hướng đa sở hữu.

- Xây dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi; thực hiện và áp dụng thống nhất các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh theo hướng bình đẳng; thực hiện các chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các chính sách về xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và chuyển giao công nghệ.

Thực hiện tích cực các giải pháp nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính; khắc phục tình trạng hình sự hóa trong xử lý vi phạm về kinh tế.

2. Mục tiêu

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự tồn tại hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả đặc biệt đem lại gánh nặng lớn cho Ngân sách Nhà nước và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, do vậy quá trình Cổ phần hoá và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước hướng tới những mục tiêu sau:

- Phải xây dựng khối doanh nghiệp đủ mạnh thông qua các hình thức chuyển đổi, cổ phần hóa góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Chuyển đổi khối doanh nghiệp nhà nước theo cơ cấu hợp lý, hoạt động có hiệu quả và sức cạnh tranh cao, chiếm được thị phần lớn trong những ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt để nhà nước chi phối, điều khiển được nền kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.

- Làm nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và xây dựng công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, công nghiệp sản xuất công nghệ cao, công nghiệp quốc phòng, tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

- Đảm bảo được các sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và nhu cầu cần thiết cho quốc phòng và an ninh.

- Hoàn thành cơ bản việc sắp xếp , cơ cấu lại và đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hiện có trên cơ sở phân định rõ, doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn, doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối, doanh nghiêp nhà nước thực hiện đa dạng hóa sở hữu...

- Giải quyết cơ bản nợ tồn đọng không có khả năng thanh toán; lao động dôi dư mà những nhiệm vụ xã hội mà doanh nghiệp nhà nước không phải làm.

- Đổi mới và hiện đại hóa một bước quan trọng công nghệ và quản lý của đại bộ phân doanh nghiệp nhà nước sau khi tiến hành chuyển đổi, cổ phần hóa nhất là trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nhằm nâng cao sức cạnh tranh cũng như đáp ứng được những nhu cầu căn bản của WTO.

- Bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách, hình thành khung pháp lý đồng bộ, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng trong cơ chế thị trường cho mọi thành phần kinh tế, trong đó khối doanh nghiệp sau chuyển đổi phát huy được đầy đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, xóa bỏ bao cấp và có động lực mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh.

- Thực hiện việc chuyển đổi toàn diện đối với khối doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty hiện đại, hoàn thành cơ bản cổ phần hóa đối với những doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, đặc biệt đẩy mạnh việc cổ phần hóa và đổi mới cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa những tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm… tiếp tục cổ phần hóa những công ty nhà nước đang thuộc diện phải cổ phần xong đã chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo nghị định ngày 19-3. Hoàn tất việc sáp nhập, cho thuê hoặc giao, bán giải thể, phá sản đối với những doanh nghiệp nhỏ, không cổ phần hóa được và nhà nước không cần nắm giữ.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.DOC (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w