0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Những mặt hạn chế của tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.DOC (Trang 25 -26 )

Mặc dù tăng trưởng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận nhưng trong đó không phải là không có những thiếu sót đáng lưu tâm.

- Chất lượng tăng trưởng còn thấp.

Nước ta trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều biến chuyển tích cực xong nó vẫn là quá chậm để có thể rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong năm 2008 nền kinh tế nước ta đã phải chống đỡ với một cơn khủng hoảng kinh tế mới, lạm phát tăng cao, nền kinh tế có dấu hiệu giảm sút trong năm 2009, điều này chứng tỏ kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều yếu điểm, dễ rơi vào khủng hoảng, suy thoái.

Kinh tế tăng trưởng chủ yếu là theo chiều rộng, chủ yếu nhờ vào sự đóng góp của nguồn nhân lực rồi dào và từ nguồn vốn, yếu tố công nghệ còn chiếm một tỷ trọng thấp trong tăng trưởng kinh tế.

Bảng 5: Đóng góp của các yếu tố đầu vào trong tăng trưởng GDP theo tỷ lệ %

thời kỳ 1993-1997 1998-2002 2003-2006

Vốn 69.3 57.4 52.73

Lao động 15.9 20.0 19.07

TFP 14.8 22.6 28.2

Nguồn: Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương và Thời báo kinh tế Việt Nam

Mặc dù chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện, mức độ đóng góp của yếu tố tổng hợp TFP trong GDP đã tăng lên từ 14.8% (thời kỳ 1993-1997) lên 28.2% (thời kỳ 2003-2006), tuy nhiên tăng trưởng do yếu tố vốn và lao động vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm tới gần 3/4 tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng GDP. So sánh với các nước trong khu vực thì tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng hàng năm của Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều, như Thái Lan tỷ lệ này là 35%, của Philippin là 41%, của Indonesia là 43%.

Thu nhập bình quân đầu người của nước ta đã được cải thiện nhiều nhưng nó vẫn ở mức thấp, thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Mức lương tối thiểu năm 2008 mới chỉ ở mức 540.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó nền kinh tế liên tục gặp những khó khăn và thách thức lớn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và do tự chính bản thân nền kinh tế trong năm 2008 và 2009 đã khiến cho đời sống nhân dân trở nên bấp bênh, đặc biệt là đối với tầng lớp dân nghèo.

Hệ số ICOR của năm 2007 vẫn còn cao, lên tới 4.9. Điều này chứng tỏ chất lượng đầu tư, sử dụng vốn còn thấp, chưa hiệu quả, vẫn gây lãng phí nguồn lực. Tiền tiết kiệm trong dân chưa được huy động hết mức, vẫn còn xảy ra tình trạng người muốn đầu tư sản xuất kinh doanh thì thiếu vốn còn người có vốn thì lại để trong tình trạng đóng băng.

- Tăng trưởng cao nhưng sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.

Khả năng cạnh tranh của hầu hết các sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới còn yếu. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặt Việt Nam trước nhiều thách thức. Trong khi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn thấp, chất lượng hàng hoá còn kém thì lại phải liên tục đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ phía thị trường thế giới và phải cạnh tranh với sản phẩm hàng hoá của nước ngoài với chất lượng tốt đang xâm nhập vào thị trường nội địa.

Một phần của tài liệu KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.DOC (Trang 25 -26 )

×