0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Các giải pháp cho tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.DOC (Trang 46 -52 )

Nhằm mục tiêu đã đề ra “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển”, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những chính sách phù hợp với thực tiễn của đất nước.

Giải pháp cho tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo

- Chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường.

Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế Nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế. Tập trung phát triển các doanh nghiệp Nhà nước trong những ngành sản xuất-dịch vụ quan trọng, xây dựng các tổng công ty Nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt trong những tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường cả trong nước và Quốc tế như dầu khí, than, hàng không, đường sắt, viễn thông…

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình, khuyến khích đầu tư trong nước, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tạo lập hành lang pháp lý,

hoàn thiện hệ thống pháp luật để định hướng, điều chỉnh, quản lý kinh tế vĩ mô đối với các thành phần kinh tế bằng pháp luật, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được mở rộng, phát triển một cách tốt nhất. Tạo sân chơi bình đẳng, lành mạnh cho các thành phần kinh tế. Đổi mới nội dung, phương thức quản lý của nhà nước sao cho đúng, hiệu quả, tạo điều kiện để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Thực hiện công khai, công bằng trong chính sách đầu tư, quản lý đối với các thành phần kinh tế, xóa bỏ cơ chế ‘xin-cho’, bao cấp đối với một số ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế. Khắc phục mọi biểu hiện đặc quyền đặc lợi, tham nhũng, hối lộ đặc biệt là trong thành phần kinh tế nhà nước, nhằm cải tổ lại bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước để có thể hoạt động tốt, mang lại hiệu quả cao, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Thực hiện các chính sách chăm lo đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ các loại cho các thành phần kinh tế để có thể tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Mở rộng thông tin và tăng khả năng lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, đảm bảo sản xuất kinh doanh đúng hướng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ những đơn vị kinh tế hoạt động tốt, đúng theo pháp luật, và xử phạt nghiêm minh những doanh nghiệp, đơn vị kinh tế kinh doanh trái phép, nhằm đưa nền kinh tế phát triển bền vững.

- Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, đây là vấn đề lớn, có ý nghĩa quyết định đối với thành công trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tiếp tục phát triển và đưa nông-lâm-ngư nghiệp thành nền kinh tế hàng hoá có chất lượng ngày càng cao trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ sinh học, cơ giới hoá sản xuất. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Phát triển trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng các vùng sản xuất, chế biến nông sản, các khu nông nghiệp công nghệ cao với phương thức sản xuất hiện đại.

Thực hiện chính sách khuyến nông để hỗ trợ nông dân về vốn, giống vật nuôi cây trồng, tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng, cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi trong thời gian dài.

Xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, công bằng, dân chủ, văn minh. Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn, hệ thống kênh mương, thuỷ lợi, mạng lưới điện nông thôn, cung cấp cơ sở hạ tầng tốt nhất cho người dân có thể phát triển sản xuất, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nâng cao đời sống nhân dân.

Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng: phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh của đất nước như chế biến nông sản, may mặc, giày da, điện tử, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng, nâng cao về công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm. Đưa ra những biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài, tiếp thu công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trong những ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin, điện, tự động hoá… tiếp thu kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý, điều hành để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện chất lượng sản phẩm mở rộng sản xuất.

Phát triển các ngành dịch vụ. Hình thành và phát triển các trung tâm thương mại lớn ở các thành phố, tổ chức hợp lý, quy hoạch lại mạng lưới chợ nông thôn, phát triển thương mại điện tử, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Tiếp tục phát triển nhanh và hiện đại hoá các dịch vụ bưu chính-viễn thông, dịch vụ tài chính-tiền tệ…

Chính sách phát triển vùng. Chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng. Nhà nước ta đưa ra những chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng, xây dựng kết cấu hạ tầng…nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Các chính sách tự do hoá di chuyển các yếu tố sản xuất giữa thành thị và nông thôn cũng góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa hai khu vực. Đối với các vùng miền, chính phủ xem xét những lợi thế riêng cuả từng vùng, từ đó đưa ra phương hướng quy hoạch, khai thác tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng.

Tạo điều kiện để các vùng, khu vực phát huy được hết lợi thế phát triển, tạo thế mạnh của từng vùng theo cơ cấu kinh tế mở. Tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm nhưng bên cạnh đó cũng tạo điều kiện đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp đỡ, phát huy nguồn lực cho các vùng khó khăn. Thống nhất quy hoạch phát triển các vùng, các tỉnh thành phố trên cả nước. Nhằm mục tiêu phát triển đồng đều, giảm chênh lệch giữa các vùng, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.

- Chính sách giải quyết việc làm.

Đẩy mạnh đào tạo nghề, gắn với nhu cầu của thị trường lao động, trong dạy nghề cần đào tạo kiến thức, tăng khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới cho người

lao động. Đối với lao động xuất khẩu cần đào tạo tốt các vấn đề như ngôn ngữ, phong tục tập quán của nước đó,…tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu lao động ra các nước, giải quyết việc làm cho lao động trong nước, tăng thu nhập cho người dân, thu ngoại tệ về cho đất nước. Có những chính sách ưu đãi, đào tạo nghề cho những người yếu thế, có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật, tạo cơ hội việc làm cho những người này để họ có thể tự nuôi sống bản thân mình, tăng thu nhập, góp phần cho tăng trưởng kinh tế, giảm chênh lệch giàu nghèo.

Tăng cường nguồn lực đầu tư cho giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và đào tạo nghề, ưu tiên tín dụng để phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người dân. Tăng cường công tác quản lý của nhà nước, ưu tiên mở rộng đầu tư ở những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho người dân vùng nghèo được phát triển sản xuất.

- Chính sách xoá đói giảm nghèo.

Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo bằng nguồn vốn ngân sách và nguồn đóng góp của các tổ chức và nhân dân, hỗ trợ vay vốn cho người nghèo với lãi suất ưu đãi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Chương trình đã giúp cho người nghèo có được một cuộc sống tốt hơn, thu nhập cao hơn.

Thực hiện công tác kiểm tra giám sát, nắm tình hình hộ nghèo, nhu cầu về đất sản xuất đối với các hộ nghèo… cần được tăng cường, có định hướng cụ thể trong sản xuất, chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với từng địa phương, tổ chức tập huấn hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho bà con, rà soát lại một số chính sách để có điều chỉnh phù hợp, nâng cao chất lượng giáo dục vùng miền núi.

Chính phủ tiếp tục đổi mới các chính sách vĩ mô, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Chính sách đất đai, quy hoạch đất đai là cơ sở quan trọng để thực hiện việc bố trí sản xuất theo hướng khai thác các lợi thế vùng và để các địa phương giao đất cho các tổ chức, đơn vị kinh tế và hộ nông dân sử dụng theo quy định của pháp luật vì vậy cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch đất đai, giao đất giao rừng cho dân, khai hoang đất trống đồi núi trọc, mở rộng phạm vi đất sản xuất, đảm bảo quyền sở hữu đất, tạo điều kiện phát triển sản xuất hiệu quả cho người dân

Chính sách đầu tư, xây dựng, thực thi các chính sách khuyến khích nông dân và các thành phần kinh tế phát triển sản xuất đạt hiệu quả, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân. Tập trung đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng, công trình thuỷ lợi, đầu mối giao thông, kênh trục chính, đường

giao thông đến xã, phường, đường dây điện đến trạm hạ thế xã, công trình cung cấp nước sinh hoạt đầu mối, trường học, bệnh viện…tuỳ theo điều kiện của từng vùng.

Bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt là rừng phòng hộ, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai, giảm nhẹ tác hại mà thiên tai gây ra tới đời sống nhân dân

Giải pháp cho vấn đề an sinh xã hội

Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực công cộng, hỗ trợ người dân thông qua các chính sách tài trợ, điều tiết và hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đến tầng lớp dân nghèo dễ bị tổn thương.

- Chính sách phát triển giáo dục- đào tạo

Thực hiện quan điểm của Đảng coi “Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu”, đầu tư phát triển giáo dục, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng nhằm tạo ra lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Thực hiện những chính sách phát triển giáo dục – đào tạo theo hướng điều chỉnh cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đào tạo nghề, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đại học và sau đại học, tiếp tục phát triển đội ngũ giáo viên, tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, thực hiện xã hội hoá giáo dục.

Chính sách giáo dục của nước ta cũng hướng đến mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội thông qua việc chăm lo phát triển giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn…

- Bảo hiểm xã hội

Nhằm mục tiêu đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đến với mọi người kể cả những người nghèo, không vì mục đích lợi nhuận. Nhà nước đưa ra quy định đối với những đối tượng tham gia bắt buộc, đặc biệt quan tâm, chú ý đến công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc giúp tạo nguồn tài chính công đáng kể cho công tác khám chữa bệnh, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng trong công tác khám chữa bệnh, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Trong tương lai, BHYT sẽ được mở rộng nhiều hơn, năm 2010 đối với học sinh, sinh viên, năm 2012 đối với người thuộc hộ gia đình nông dân. Đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đến với mọi người, ưu tiên đối với người nghèo, trẻ em.

Ngoài những chính sách kể trên, còn một số chính sách xã hội quan trọng khác có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế như chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội, các biện pháp trợ cấp,…

Trong đó công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình đã đạt được nhiều tiến bộ, phong trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình trong nhân dân cả nước có những chuyển biến mạnh mẽ, ngày càng có thêm nhiều thôn, xã, kể cả ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, liên tục trong nhiều năm không có người sinh con thứ ba trở nên. Kiểm soát được tốc độ gia tăng dân số là một yếu tố đặc biệt quan trọng để thực hiện được tiến bộ và công bằng xã hội đi cùng với tăng trưởng kinh tế.

Giải pháp cho vấn đề phân phối thu nhập

Các chính sách phân phối thu nhập nhằm mục tiêu phân phối lại thu nhập, chuyển bớt thu nhập từ người giàu sang người nghèo, điều tiết thu nhập, tạo điều kiện và cơ hội phát triển công bằng cho các đối tượng trong xã hội. Ngoài ra nó còn tạo nguồn thu cho ngân sách chính phủ, phân bổ lại nguồn lực cho quá trình sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội cho người nghèo.

Nghị quyết Đại hội Đảng IX và X đã xác định “Áp dụng thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, đảm bảo công bằng xã hội và tạo ra động lực phát triển” và “Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập”.

Bảng 18: Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ kinh doanh và tiền lương, tiền công.

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng thuế suất(%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 Nguồn: Tổng cục thuế

Thuế thu nhập cá nhân phù hợp với khả năng thu nhập của mỗi người, không thu thuế đối với những người có thu nhập thấp, chỉ điều tiết một phần thu nhập của cá nhân có thu nhập trên mức sống trung bình của xã hội, phần thu nhập còn lại đảm bảo nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng, tăng tích luỹ, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để giải phóng mọi nguồn lực của đất nước.

Thuế thu nhập cá nhân đảm bảo về nghĩa vụ thuế giữa các cá nhân có thu nhập, người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng hoàn cảnh khác nhau thì nộp thuế khác nhau.

Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu sau: Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trong hạn mức đất được giao của chủ hộ gia đình là nông dân, thu nhập từ sản xuất muối của chủ hộ diêm dân, thu nhập từ trồng rừng của chủ hộ nông dân, thu nhập từ trồng rừng của chủ hộ ngư dân. Việc miễn thuế này nhằm mục tiêu hỗ trợ cho các tầng lớp dân cư hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp đang còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp.

Có thể thấy thuế thu nhập cá nhân là một công cụ hữu ích cho Nhà nước nhằm mục tiêu phân phối lại.

Ngoài chính sách thuế thu nhập cá nhân là công cụ chủ yếu của nhà nước để phân phối lại, nước ta còn nhiều loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đánh vào hàng tiêu dùng, thuế tài sản… Những loại thuế này đều nhằm mục đích duy trì nguồn thu ngân sách chính phủ để đảm bảo cho việc cung cấp các dịch vụ công,

Một phần của tài liệu KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.DOC (Trang 46 -52 )

×