Câu 2 3. Mối quan hệ giữa tài trợ rủi ro với kiểm soát rủi ro Câu 24. Trình bày khái niệm và phân loại rủi ro nhân lực.Lấy ví dụ minh họa

Một phần của tài liệu D cng on tp qun tr ri ro (Trang 31 - 33)

- Kiểm soát rủi ro là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược, và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và (hoặc) mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích.

- Tài trợ rủi ro là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổ thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực.

* Mối liên hệ giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro:

Mục đích của kiểm soát rủi ro là né tránh, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro và tổn thất do rủi ro gây ra. Những không phải bao giờ các nhà quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro cũng đạt được mục đích đó một cách hoàn hảo. Ngay cả trong chiến lược QTRỦI RO tốt nhất cũng không nhận dạng được hết các mối hiểm họa và các rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy trong lý luận hay thực tiễn, quá trình quản trị rủi ro luôn hàm chứa nội dung tài trợ rủi ro. Vì vậy, mối liên hệ giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro là mối quan hệ chặt chẽ vì nó ảnh hưởng đến tần suất và độ lớn của tổn thất cần được tài trợ. Kiểm soát rủi ro có hiệu quả ảnh hưởng tích cực đến chi phí tài trợ rủi ro của tổ chức. Ví dụ, nếu tổ chức kiểm soát rủi ro chặt chẽ dẫn đến rủi ro không xảy ra chi phí tài trợ rủi ro sẽ không cần thiết nữa.

Câu 24. Trình bày khái niệm và phân loại rủi ro nhân lực. Lấy ví dụ minh họa

- KN: RỦI RONL là một biến cố nhân lực không chắc chắn mà nếu xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho tổ chức hoặc cá nhân.

- Phân loại:

1. Theo tính chất đặc thù của công việc:

+ Rủi ro liên quan đến hạn chế về thể chất và tư thế làm việc: công việc mang vác nặng, tư thế gò bó,... VD: giáo viên, lễ tân, phục vụ,... gây mệt mỏi và các bệnh về thoài hóa khớp hay xương,...

+ Rủi ro liên quan đến khoa học lao động: các nguy hiểm do không chấp hành quy định, nội quy cấm hút thuốc, thanh tra các thiết bị phòng cháy chữa cháy, đóng cửa ngăn chặn hỏa hoạn sau giờ làm việc, VD: rủi ro khi thợ sửa máy thay thế linh kiện, rủi ro khi làm việc quá sức,...

+ Rủi ro liên quan đến môi trường vật lý: tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng, độ rung,... VD: tiếng ồn quá mức hoặc độ rung vượt quá giới hạn gây bệnh điếc, rối loạn cảm giác, viêm thần kinh thực vật, tổn thương xương, cơ,....

+ Rủi ro từ công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu: VD: Các dụng cụ như xẻng, búa, rìu, cờ lê, tuốc nơ vít,... dễ gây tai nạn chủ yếu do sự bất cẩn của người sử dụng.

+ Rủi ro tâm lý xã hội: VD: căng thẳng, khó chịu trong công việc, áp lực vì khách hàng khó tính, khối lượng công việc lớn,...

+ Rủi ro liên quan đến tác nhân hóa học và sinh học: VD: sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng tiếp xúc trực tiếp dễ gây rủi ro.

2. Theo quá trình quản trị nhân lực:

+ Rủi ro trong công tác hoạch định nhân lực. VD: số lượng nhân viên đến tuổi nghỉ hưu cao, nhưng nhân viên thay thế ko đủ,...

+ Rủi ro trong công tác tuyển dụng. VD: năng lực người lãnh đạo không đủ tạo sức hút để tuyển dụng nhân viên tài giỏi.

+ RỦI RO trong công tác sắp xếp và bố trí nhân lực. VD: bố trí nhân lực không phù hợp với sở trường => không đáp ứng đòi hỏi công việc.

+ RỦI RO trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực. VD: người lãnh đạo không đủ năng lực phát triển nhân lực, doanh nghiệp không chú trọng đào tạo nhân lực,...

+ RỦI RO trong công tác đánh giá và đãi ngộ nhân lực. VD: đãi ngộ không xứng đáng => nhân lực mất động lực làm việc,...

+ RỦI RO trong công tác quản lý nhân lực. VD: sa thải, tranh chấp kỷ luật,...

3. Theo chủ thể gây ra rủi ro

+ Rủi ro do người lao động . VD: các cuộc đình công, tay nghề người lao động kém,... + RỦI RO do người quản lý. VD: phân biệt về giới tính, tuổi tác, độ tuổi,...

4. Theo đối tượng chịu ảnh hưởng:

RỦI RO gây tổn thất cho cả người lao động và doanh nghiệp. VD: khi tai nạn lao động xảy ra, người lao động tổn hại về sức khỏe, tính mạng, gia đình gặp khó khăn, đảo lộn, doanh nghiệp cũng chịu thiệt hại, ảnh hưởng xấu đến uy tín,...

5. Theo phạm vi ảnh hưởng:

+ RỦI RO nội bộ.VD: mất lao động tay nghê cao, người lao động mất động lực làm việc, kỹ năng quản lý kém,...

+ RỦI RO bên ngoài: uy tín DN giảm sút, mất sức hút trên thị trường,...

6. Theo môi trường quản trị:

RỦI RONL từ môi trường kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuât công nghê, MT tự nhiên,... VD: RỦI RONL từ thị trường lao động do tình trạng cạnh tranh không lành mạnh xảy ra ngày càng nhiều, thảm họa tự nhiên như lũ lụt, bão, hạn hán,...

CÂU 25.Trình bày KN quản trị rủi ro nhân lực. Lấy ví dụ minh họa

Một phần của tài liệu D cng on tp qun tr ri ro (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w