Câu 22 Trình bày các biện pháp tài trợ rủi ro

Một phần của tài liệu D cng on tp qun tr ri ro (Trang 30 - 31)

tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổ thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực.

- Các biện pháp tài trợ rủi ro có thể phân thành 2 loại: tự tài trợ (hay là lưu giữ tổn thất) và chuyển giao tài trợ (hay là chuyển giao tổn thất). Việc phân loại này là dự trên cơ sở nguồn chi phí để tài trợ cho việc khắc phục hậu quả và bù đắp tổn thất.

1. Tự tài trợ là một phương pháp phổ biến để tài trợ rủi ro, trong biện pháp này doanh nghiệp sẽ phải tự lo nguồn tài chính để bù đắp tổn thất khi gặp rủi ro. Nguồn tài chính đó có thể là

nguồn tự có của doanh nghiệp hoặc nguồn vay mượn mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả. Tự tài trợ rủi ro có thể chia thành: tự tài trợ có kế hoạch và tự tài trợ không có kế hoạch. Tự tài trợ có kế hoạch khi nhà quản trị rủi ro xem xét các phương pháp xử lý rủi ro khác nhau và quyết định không chuyển giao tổn thất tiềm năng (Ví dụ: Tự bảo hiểm). Tự tài trợ không có kế hoạch khi nhà quản trị rủi ro không nhận ra rủi ro và không cố gắng xử lý rủi ro đó => doanh nghiệp mặc nhiên chọn biện pháp lưu giữ tổn thất (tự tài trợ), tự tài trợ rủi ro không có kế hoạch có thể do ngẫu nhiên và cũng có thể là phương pháp tốt nhất để xử lý một số rủi ro cụ thể, nhưng không phải luôn là giải pháp hợp lý trong mọi trường hợp.

2. Chuyển giao tài trợ rủi ro là việc chuẩn bị một nguồn kinh phí từ bên ngoài để bù đắp tổn thất khi rủi ro xuất hiện. Chuyển giao rủi ro có thể thực hiện thông qua bảo hiểm hoặc bằng

chuyển giao tài trợ phí bảo hiểm.

- Chuyển giao tài trợ bằng bảo hiểm. Bảo hiểm là một phần quan trọng trong chương trình tài trợ rủi ro nói riêng và quản trị rủi ro nói chung. Hiện nay, bảo hiểm đã trở thành hình thức tài trợ rủi ro rất phổ biến. Bảo hiểm là hình thức chuyển giao tài trợ rủi ro thông qua giao dịch bảo hiểm, trong đó người bảo hiểm chấp nhận chi trả nguồn kinh phí bù đắp tổn thất theo thỏa thuận và người gặp rủi ro phải nộp cho người bảo hiểm một khoản tiền nhất định. Khi chuyển giao rủi ro thông qua bảo hiểm, các doanh nghiệp cần nắm rõ các điều kiện được tham gia bảo hiểm, những quyền lợi và trách nhiệm của các bên cũng như thủ tục đền bù khi tổn thất xảy ra. Biện pháp chuyển giao tài trợ bằng bảo hiểm nên được áp dụng trong những trường hợp sau: Đối với những rủi ro mà tổn thất kỳ vọng là ở mức trung bình hoặc lớn nhưng tần số xuất hiện của rủi ro thấp thì biện pháp tốt nhất là bảo

hiểm. Ví dụ như rủi ro tai nạn lao động, tai nạn đối với tài sản, hàng hóa trong khâu bảo quản,... Đối với những rủi ro mà tổn thất kỳ vọng cao và xác xuất rủi ro thấp thì nên áp dụng hình thức tái bảo hiểm.

- Chuyển giao tài trợ phi bảo hiểm: người chịu trách nhiệm về nguồn kinh phí bù đắp tổn thất (người nhận chuyển giao) không phải tổ chức bảo hiểm xét từ góc độ pháp lý. biện pháp này được thực hiện chủ yếu thông qua một hợp đồng nhằm giải quyết các vấn đề khác.

- Trung hòa rủi ro: Là việc đặt cược vào một kết quả ngược lại với kết quả của rủi ro. Trong kinh doanh hình thức này thường được sử dụng để ngăn chặn các rủi ro xuất hiện khi giá hàng hóa, nguyên vật liệu hay tỷ giá hối đoái thay đổi. Trung hòa rủi ro thường được sử dụng để tài trợ các rủi ro suy đoán vì chỉ áp dụng được với một số rủi ro cụ thể.

Câu 23 . Mối quan hệ giữa tài trợ rủi ro với kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu D cng on tp qun tr ri ro (Trang 30 - 31)