Lợi nhuận trong thành phần kinh tế Nhà nước

Một phần của tài liệu vai trò của lợi nhuận trong nền kttt. thực trạng và giải pháp của vấn đề (Trang 31 - 32)

II. Thực trạng vấn đề lợi nhuận trong nền kinh tế nước ta Lợi nhuận trong thành phần kinh tế Nhà nước

2. Lợi nhuận trong thành phần kinh tế Nhà nước

Thành phần kinh tế Nhà nước là những đơn vị, tổ chức trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ sản xuất, kinh doanh mà toàn bộ nguồn lực thuộc sở hữu Nhà nước, hoặc phần của toàn Nhà nước chiếm tỷ lệ khống chế.

Kinh tế Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Như vậy, các doanh nghiệp Nhà nước chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất của kinh tế Nhà nước.

Trước đây với cơ chế bao cấp, nhà nước chỉ chấp nhận loại hình doanh nghiệp duy nhất đó là doanh nghiệp Nhà nước song doanh nghiệp này trong thời kỳ đó hoạt động lại rất kém hiệu quả. Nhưng từ sau cải cách với những sự thay đổi về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp này có những bước chuyển mình rõ rệt. Để đạt được lợi nhuận thì các doanh nghiệp nhà nước dần dần chuyển đổi cách thức sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đầu tư kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất . Cho đến nay cả nước có 91tổng Công ty nhà nước gồm 1400 đơn vị sản xuất ra 67% tổng sản phẩm xã hội đây là một sự tiến bộ rõ rệt điều đó thể hiện hướng đi đúng đắn của nhà nước.

Để đổi mới và tiếp tục phát triển kinh tế Nhà nước, ta cần phân loại và sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước theo hướng:

Một là, xác định các doanh nghiệp công ích cần thiết, hoạt động không vì

mục đích lợi nhuận là chính, cần có chinh sách cơ chế phù hợp để quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được đầu tư, đảm bảo mục tiêu chính trị xã hội trong quá trình tăng trưởng và phát triển nhằm nâng cao đời sống nhân dân.

Hai là, những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận, cần tập

trung kiện toàn và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp lớn, hoạt động tốt có khả năng cạnh tranh tham gia thị trường thế giới. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ, quá nhỏ, không có vai trò quan trọng, làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả, cần dứt điểm, xử lý thích hợp như cổ phần hoá, cho thuê, khoán, hoặc phá sản theo luật định.

Ba là, mạnh dạn nghiêm cứu và ứng dụng các hình thức tổ chức quản lý

trong các doanh nghiệp Nhà nước

Bốn là, cần hoàn thiện hệ thống chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, gắn kết

trách nhiệm với quyền hạn và nghĩa vụ, sớm tiêu chuẩn hoá các chức danh.

Một phần của tài liệu vai trò của lợi nhuận trong nền kttt. thực trạng và giải pháp của vấn đề (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w