KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Kỹ thuật điều chế thuốc thảo mộc từ lá đu đủ, lá cỏ siam và hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) hại rau họ hoa thập tự luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 39 - 43)

7. Họ Libellulidae Họ chuồn chuồn ngô

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Thành phần sâu hại xuất hiện gồm 8 loài thuộc 7 họ, 5 bộ, trong đó:

Bộ Orthoptera (bộ cánh thẳng) có 3 loài thuộc họ Acrididae (họ châu chấu), chiếm 37,5% tổng số loài.

Bộ Coleoptera (bộ cánh cứng) có 1 loài thuộc họ Chrysomelidae (họ bọ nhảy) chiếm 12,5% tổng số loài sâu hại.

Bộ Hemiptera (bộ cánh nửa) có 1 loài thuộc họ Pentatomidae (họ bọ xít râu 5 đốt) chiếm 12,5% tổng số loài sâu hại.

Bộ Lepidoptera (bộ cánh vảy) có 1 loài thuộc họ Pieridae (họ bướm phấn) chiếm 12,5% tổng số loài sâu hại; có 2 loài thuộc họ Noctuidae (họ ngài đêm) chiếm 25% tổng số loài sâu hại; có 1 loài thuộc họ Geometridae (họ sâu đo) chiếm 12,5% tổng số loài sâu hại.

Bộ Homoptera (bộ cánh đều) có 1 loài thuộc họ Aphididae (họ rệp muội) chiếm 12.5% tổng số loài sâu hại.

1.2. Thành phần thiên địch trên rau họ HTT có 18 loài thuộc 7 họ, 3 bộ; trong đó: Bộ Coleoptera (bộ cánh cứng) có 4 loài thuộc họ Carabidae (họ bọ chân chạy) chiếm 22,22% tổng số loài thiên địch; 1 loài thuộc họ Cicindelidae (họ hổ trùng) chiếm 5,56% tổng số loài thiên địch; 4 loài thuộc họ Coccinellidae (họ bọ rùa) chiếm 22,22% tổng số loài thiên địch; 2 loài thuộc họ Staphilinidae (họ cánh cộc) chiếm 11,11% tổng số loài thiên địch

Bộ Diptera (bộ 2 cánh) có 1 loài thuộc họ Syrphidae (họ ruồi ăn rệp) chiếm 5,56% tổng số loài thiên địch.

Bộ Odonata (bộ chuồn chuồn) có 3 loài thuộc họ Coenagrionidae (họ chuồn chuồn kim) chiếm 16,67% tổng số loài thiên địch; 3 loài thuộc họLibellulidae (họ chuồn chuồn ngô) chiếm 16,67% tổng số loài thiên địch.

1.3. Kỹ thuật điều chế thuốc thảo mộc gồm 6 bước: Bước 1: chuẩn bị nguyên liệu.

Bước 2: cho nguyên liệu vào bình. Bước 3: lọc lấy nước.

Bước 4: thêm nước.

Bước 5: hòa với xà phòng. Bước 6: phun phòng trừ

Tiến hành tương đối đơn giản, dễ sử dụng, không gây độc hại với con người và môi trường sống của các loài sinh vật khác.

1.4. Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm 1 trong phòng thí nghiệm, hiệu lực phòng trừ ở công thức 2 (nồng độ 5%) đạt cao nhất 73,56%, tiếp đến là công thức 1(nồng độ 3%) đạt 70,11% sau 10 ngày phun phòng trử ở phòng thí nghiệm.Nhưng giữa 2 công thức không có sự sai khác mức ý nghĩa 0,05 nên ta chọn nồng độ 3%.

Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm 2 ngoài đồng ruộng, hiệu lực phòng trừ ở công thức 3 (nồng độ 7%) đạt cao nhất 81,06%, tiếp đến là công thức 2 (nồng độ 5%) đạt 77,01%, thấp nhất là công thức 1(nồng độ 3%) đạt 74,71% sau 10 ngày phun phòng trử ở phòng thí nghiệm.

Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm 1 ngoài đồng ruộng, hiệu lực phòng trừ ở công thức 2 (nồng độ 5%) đạt cao nhất 64,44%, tiếp đến là công thức 1 (nồng độ 3%) đạt 64,29% sau 10 ngày phun phòng trừ ở ngoài đồng ruộng.Nhưng giữa 2 công thức không có sự sai khác mức ý nghĩa 0,05 nên ta chọn nồng độ 3%.

Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm 2 ngoài đồng ruộng, ở công thức 3 (nồng độ 7%) đạt cao nhất 76,19%, tiếp đến là công thức 2 (nồng độ 5%) đạt 71,43%, thấp nhất là công thức 1 (nồng độ 3%) đạt 66,66%.

2. Kiến nghị

Sâu xanh bướm trắng là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên rau họ HTT do

đó cần nghiên cứu để đưa ra các biện pháp phòng trừ góp phần kiểm soát mức độ gây hại của nó, đặc biệt cần xem xét các loại thuốc có nguồn gốc thực vật vì sự an toàn cho sức khỏe con người và cộng đồng. Với khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp mới chỉ bước đầu nghiên cứu, vì vậy cần:

Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về thuốc thảo mộc cũng như các biện pháp khác để kiểm soát mức độ gây hại của sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên nhiều đối tượng rau họ hoa Thập tự nhằm tìm ra giải pháp phòng trừ hợp lý.

Kết hợp sử dụng các biện pháp canh tác (tưới nước, thay đổi thành phần cây trồng, trồng xen...), cơ giới vật lý, biện pháp hóa học,... và biện pháp sinh học (sử dụng thiên địch, thuốc vi sinh,....) để phòng trừ SXBT hại rau họ HTT.

Một số hình ảnh về đề tài:

a) b) c)

d)

e) f)

Một phần của tài liệu Kỹ thuật điều chế thuốc thảo mộc từ lá đu đủ, lá cỏ siam và hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) hại rau họ hoa thập tự luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 39 - 43)