Nguyên lý giải quyết ảnh hưởng của lãi suất tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần liên kết dữ liệu Datalink (Trang 26 - 28)

Mục đính cuối cùng của các công ty là thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Vậy nên lợi nhuận luôn được các công ty quan tâm và nghiên cứu hàng đầu. Khi lãi suất tăng thì công ty khó có thể vay vốn ngân hàng để tiếp tục đầu tư kinh doanh, và khách hàng cũng hạn chế mua sắm, lúc này khả năng sinh lời của các dự án là rất thấp, chi phí bỏ ra nhiều, như chi phí tín dụng, chi phí xúc tiến bán hàng. Ngược lại khi lãi suất giảm thì các chi phí cho việc sản xuất kinh doanh sẽ ít đi và doanh thu sẽ cao hơn, dẫn đến lợi nhuận cao.

Chính vì vậy để tìm kiếm được lợi nhuận công ty phải biết giảm các chi phí cho việc hoạt động kinh doanh và tăng doanh thu bán sản phẩm.

1.3.2. Nguyên lý giải quyết ảnh hưởng của lãi suất tới hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp. của doanh nghiệp.

1.3.2.1. Nguyên lý giải quyết từ nhà nước.

● Nghiệp vụ thị trường mở

Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, Ngân hàng Trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường, nhà nước sẽ có thể điều tiết được lãi suất tăng lên hoặc giảm xuống tùy trường hợp. Từ đó, nhà nước có thể tác động đến doanh thu, kích thích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

● Chính sách tái chiết khấu

Khi Ngân hàng Trung ương tăng (giảm) lãi suất tái chiết khấu sẽ hạn chế (khuyến khích) việc các Ngân hàng thương mại vay tiền tại Ngân hàng Trung ương làm cho khả năng vay của các Ngân hàng thương mại giảm (tăng), từ đó làm cho mức cung tiền trong nền kinh tế giảm (tăng) và cuối cùng ảnh hưởng đến lãi suất thị trường. Từ đó, nhà nước có thể điều tiết được lãi suất. Các doanh nghiệp cũng sẽ khó khăn (dễ dàng) vay vốn ở các ngân hàng hơn.

● Quy định mức dự trữ bắt buộc:

Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền tệ trong cơ chế tạo tiền của các Ngân hàng thương mại. Mặt khác khi tăng (giảm) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các Ngân hàng thương mại giảm (tăng) , làm cho lãi xuất cho vay tăng (giảm), từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng) , ảnh hưởng đến lãi suất thị trường. Từ đó, nhà nước có thể điều tiết được lãi suất. Khi nhà nước có thể điều tiết được lãi suất ít biến động thì các doanh nghiệp sẽ yên tâm vay vốn cho hoạt động kinh doanh của mình hơn, kích thích sản xuất hàng hóa.

1.3.2.2. Nguyên lý giải quyết từ doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, cần có chính sách đầu tư, sử dụng vốn hiệu quả, tránh gây lãng phí, mất mát, dẫn đến nợ xấu ngân hàng. Để tránh sự phụ thuộc vào sự biến động lãi suất ngân hàng, các doanh nghiệp cần chủ động về vốn kinh doanh của mình. Khi mà không chủ động được nguồn vốn, thì doanh nghiệp nên tính toán thật kĩ sự biến động lãi suất dựa vào tình hình kinh tế hiện tại, đưa ra các phương án tốt nhất nhằm giảm tối đa ảnh hưởng của lãi suất đến kinh doanh của mình.

Doanh nghiệp cũng nên thành lập quỹ dự phòng về tài chính nhằm chủ động ứng phó được với các khó khăn trước mắt. Đồng thời sử dụng thận trọng và linh hoạt công cụ đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận trong điều kiện lãi suất thấp, đồng thời hạn chế rủi ro thua lỗ khi lãi suất biến động ngoài dự đoán.

Doanh nghiệp cần phải cải tiến cung cách quản lý, nâng cao năng lực của các nhà quản trị dự án, nhất là quản lý chi phí từ đó có cách ứng xử với giá, trong đó có lãi suất vay ngân hàng một cách hợp lý. Khi lãi suất tăng, doanh nghiệp cần tập trung giải pháp cắt giảm chi phí không cần thiết trước chứ không nên ngay lập tức co cụm hay đẩy vào giá thành sản phẩm. Để ứng phó với tình hình lãi suất tăng, các doanh nghiệp trong nước rất ít chú ý đến cắt giảm chi phí mà thiên về cắt giảm đầu tư, thu hẹp sản xuất…Vì vậy cẩn phải có sự thay đổi trong suy nghĩ của các doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí, hạn chế những chi phí không đáng có, không cần thiết phải cắt giảm đầu tư, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nên đa dạng hóa hơn nữa các hình thức vay vốn và các kênh vốn, tận dụng nguồn vốn bên trong từ các thành viên trong công ty, tăng cường việc huy động thông qua cổ phiếu, trái phiếu, thúc đẩy việc lưu thông tiền vốn và đa dạng kênh huy động vốn, giảm thiểu rủi ro khi phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần liên kết dữ liệu Datalink (Trang 26 - 28)