Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tây

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHN&PTNT Hà Tây.doc (Trang 33 - 37)

Biểu đồ dư nợ cho vay qua các năm

2.3.Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tây

PTNT Hà Tây

Tìm hiểu các doanh nghiệp là khách hàng của NHNo&PTNT Hà Tây cho thấy: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngân hàng chưa có quan hệ giao dịch, hơn nữa các doanh nghiệp này còn rất ít trên địa bàn tỉnh Hà Tây, các DNNN có quan hệ với ngân hàng ngày càng giảm do quá trình cổ phần hoá, các DNNQD mặc dù có số lượng lớn nhất 3200 doanh nghiệp nhưng chỉ có khoảng gần 800 doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với ngân hàng. Trong những năm qua với những giải pháp và bước đi thích hợp, cơ cấu tín dụng của NHNo&PTNT Hà Tây từng bước được chuyển dịch phù hợp với sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, cho vay các doanh nghiệp được NHNo&PTNT Hà Tây thường xuyên chỉ đạo thực hiện và là một trong những mục tiêu ngân hàng hết sức quan tâm, ban lãnh đạo ngân hàng đã tập trung mở rộng cả quy mô cũng như chất lượng cho vay. Sau đây là một số thực trạng của NHNo&PTNT Hà Tây trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây là quy trình áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng và áp dụng theo quyết định 1627/QĐ – NHNN và quyết định số 72/QĐ – HĐQT – TD của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Theo đó quy trình cho vay đối với doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Hà Tây được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn doanh nghiệp về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn bao gồm:

+ Hồ sơ hợp pháp

1. Quyết định thành lập doanh nghiệp

2. Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân)

3. Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị (nếu có), tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng, quyết định ban quản trị

4. Đăng ký kinh doanh 5. Giấy phép hành nghề

6. Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) 7. Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (Cty CP, Cty

TNHH, Cty hợp danh)

8. Các thủ tục về kế toán theo quy định của ngân hàg

+Hồ sơ khoản vay

1. Giấy đề nghị vay vốn

2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh

3. Báo cáo tài chính ba năm gần nhất: Bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động SXKD, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ

4. Báo cáo tài chính dự tính trong ba năm sắp tới

5. Bảng kê các loại công nợ; bảng kê các khoản phải thu, phải trả; các hợp đồng kinh tế

6. Phương án SXKD 7. Hồ sơ khác có liên quan

+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay: Tuân theo quy định chung như cho vay đối với đối tượng khác

Bước 3: Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về doanh nghiệp và phương án SXKD

- Về doanh nghiệp: CBTD cần có các thông tin: Ban lãnh đạo doanh nghiệp, nguồn thu nhập thường xuyên, tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá về tài sản đảm bảo (nếu có)

- Về phương án SXKD: CBTD có thể đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, cung cầu thị trường đối với sản phẩm; tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, nhà tiêu thụ sản phẩm, từ đó đánh giá tình hình đầu ra đầu vào

Bước 4: Kiểm tra, xác minh tin thông qua các hình thức sau:

- Thông qua hồ sơ vay vốn trước đây của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng

- Thông qua trung tâm thông tin tín dụng - Thông qua các bạn hàng, đối tác làm ăn

- Thông qua các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng.

Bước 5: Phân tích ngành

CBTD phải phân tích xu hướng phát triển ngành, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, sản phẩm và khả năng cạnh tranh, những thay đổi về điều kiện lao động, vị thế hiện tại của doanh nghiệp để đánh giá tình hình và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp

Bước 6: Phân tích, thẩm định doanh nghiệp vay vốn

- Tìm hiểu và phân tích doanh nghiệp, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố chí lao động trong doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phân tích đánh giá khả năng tài chính: Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính, phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng.

Bước 7: Dự kiến lợi ích cho ngân hàng nếu khoản vay được duyệt

CBTD tiến hành tính toán lãi và chi phí có thể thu được nếu khoản vay được phê duyệt. Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của doanh nghiệp (số tiền giải ngân, thời hạn và lãi suất dự tính). Cũng cần lưu ý phải xem xét tổng thể các lợi

Bước 8: Phân tích thẩm định phương án vay vốn, dự án đầu tư.

Mục tiêu của quá trình này nhằm: Đưa ra các kết luận khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của phương án XSKD, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra; làm cơ sỏ tham gia góp ý tư vấn cho doanh ngghiệp tạo điều kiện để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế và phòng ngừa rủi ro; làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý.

Bước 9: Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay - Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm tiền vay - Phân tích, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay

Bước 10: Kiểm tra mức độ đáp ứng một số điều kiện về tài chính - Mức độ giảm vốn cổ phần

- Xu hướng tăng giảm tổng doanh thu trong hai năm gần nhất

- Tổng vay nợ/(tài sản nợ + VCSH) không được lớn hơn hoặc bằng 50% trong hai năm gần nhất. Tỷ suất theo năm không được thể hiện một xu hướng gia tăng.

- Tỷ lệ vốn lưu động không được nhỏ hơn 0 trong hai năm gần nhất - Tỷ lệ chi phí trên thu nhập không được lơn hơn 100%

- Tình trạng không trả đúng hạn của tất cả các khoản vay khác

Bước 11: Chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp

Bước 12: Lập báo cáo thẩm định cho vay

Bước 13: Tái thẩm định khoản vay

- Tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp quy định cụ thể giá trị khoản vay bắt buộc phải tái thẩm định theo từng thời kỳ

- Mọi sự khác biệt giữa kết quả thẩm định và tái thẩm định mà có thể dẫn đến quyết định khác nhau đều phải trình lên giám đốc.

Bước 14: Xác định phương thức và nhu cầu cho vay

Bước 15: Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của ngân hàng

- Ngân hàng phải xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn đối với khoản vay lớn

- Xác định lãi suất áp dụng cho khoản vay - Xem xét điều kiện thanh toán

Bước 16: Phê duyệt khoản vay, gồm các bước sau:

- Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay

- Trên cơ sở tờ trình kèm hồ sơ vay vốn, trưởng phòng tín dụng xem xét kiểm tra thẩm định lại và ghi lại ý kiến tờ trình và trình lãnh đạo

- Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định

- Căn cứ hồ sơ cho vay, căn cứ đề xuất của cán bộ thẩm định và trưởng phòng tín dụng, khoản vay sẽ được ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệt.

Bước 17: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm

Bước 18: Tuân thủ thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay

Bước 19: Giải ngân

Bước 20: Kiểm tra giám sát khoản vay

Bước 19: Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 20: Thanh lý hợp đồng tín dụng - Tất toán khoản vay

- Thanh lý hợp đồng tín dụng.

Bước 21: Giải chấp tài sản đảm bảo

- Kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố - Xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố.

CBTD lập biên bản giao trả tài sản bảo đảm nợ vay trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát, trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký duyệt.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHN&PTNT Hà Tây.doc (Trang 33 - 37)