Kiến nghị với ngân hàng công thơng Hoàn kiếm

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư tín dụng ở doanh nghiệp quốc doanh của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.doc (Trang 55 - 61)

II. Kiến nghị

2. Kiến nghị với ngân hàng công thơng Hoàn kiếm

Kiến nghị 6: Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu, thu hút vốn trung dài hạn để tăng khối lợng tín dụng trung và dài hạn. Trong thời gian qua, nguồn vốn trung, dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động dẫn đến tình trạng lợng vốn cho vay dài hạn thấp. Ngân hàng cần kết hợp giữa huy động vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn với ph- ơng châm: Cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp là tạo tiềm năng về vốn trong tơng lai cho ngân hàng.

Hiện nay, lãi suất trung, dài hạn vẫn là lãi suất danh nghĩa, bao gồm lãi suất thực và tỷ lệ lạm phát. Lãi suất này cha có sức thuyết phục doanh nghiệp và dân c gửi tiền vào ngân hàng với thời hạn dài vì tâm lý lo sợ tỷ lệ lạm phát cao, vốn đã xảy ra nhiều năm trớc đây, làm cho lãi suất thực âm. Theo tôi, ngân hàng công thơng Hoàn kiếm nói riêng và hệ thống ngân hàng thơng mại nói chung nên ápdụng lãi suất trung dài hạn theo công thức sau:

IDN =I (1+r) + r

Trong đó :

IDN là lãi suất danh nghĩa hay lãi suất cho vay. I là một hằng số đại diện cho mức lãi suất thực.

r là tỷ lệ lạm phát, do Ngân hàng Nhà nớc công bố vào cuối năm. I (1+r) là lãi suất thực của tiền gửi.

Khi đó, doanh nghiệp, dân c gửi tiền vào ngân hàng, cho dù thời hạn bao lâu đi chăng nữa, tỷ lệ lạm phát cao thì vẫn không ảnh hởng đến mức thu nhập từ tiền gửi của họ. Giả sử, nếu một doanh nghiệp gửi V đồng vào ngân hàng, sau một năm, cả gốc lẫn lãi mà doanh nghiệp thu đợc là:

V+ V. IDN = V+ V.I (1+r) + V. R = (V+I)(1+r)

Khi đó, với mức giảm giá chung của đồng tiền là 1+b thì giá trị thực của cả vốn và lãi mà doanh nghiệp thu về là V+I . Giá trị này không thay đổi theo tỷ lệ lạm phát r.

Tuy nhiên điểm yếu của công thức tính lãi này là ở chỗ lãi cho vay chỉ đợc xác định chính xác vào cuối năm khi Ngân hàng Nhà nớc đã công bố tỷ lệ lạm phát của năm qua, đồng thời khi dùng lãi suất này, ngân hàng phải chịu mức rủi ro lãi suất cao hơn. Khi dùng công thức tính lãi suất này, ngân hàng cũng nên áp dụng công thức tính lãi suất cho vay trung dài hạn tơng tự thì sẽ giảm đọc rủi ro. Trong hoạt động của ngân hàng, cho vay trung dài hạn, không nên chỉ dựa vào nguồn vốn trung dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn nếu có thể dự đoán đợc luồng vào, ra thì cũng có thể dùng để cho vay trung dài hạn theo một tỷ lệ nào đó. Do vậy, ngân hàng cần mạnh dạn cho vay trên cơ sở tính các chỉ tiêu một cách khoa học, kết hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng và những kết quả dự đoán trong tơng lai.

Kiến nghị 7: Ngân hàng cần mở rộng khối lợng tín dụng thông qua đa dạng hoá hình thức cho vay, trong đó chú trọng kết hợp giữa cho vay theo món và cho vay luân chuyển. Hiện nay, ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, đối với các doanh nghiệp là cho vay theo món, trả một lần. Phơng thức cho vay này sử dụng tài khoản thông thờng, đợc thực hiện trên cơ sở từng phơng án sản xuất kinh doanh, từng hoá đơn mua hàng của doanh nghiệp và theo yêu cầu của doanh nghiệp vay. Phơng thức cho vay này có nhợc điểm là mỗi lần vay tổ chức kinh tế phải nộp đơn kiêm khế ớc nhận nợ, trình các chứng từ, hợp đồng xin vay, phải qua nhiều khâu, nhiều bớc kiểm duyệt. Trong khi đó, nhu cầu vốn hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế

thị trờng đòi hỏi tính năng động, độ nhạy cảm cao, do đó, hiện tợng nguồn vốn tín dụng không đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, cản trở quá trình sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, có gía trị cho vay và thời hạn cho vay nhất định theo hợp đồng. Trong thời hạn này, nếu doanh nghiệp không sử dụng hết khoản vốn vay của mình ngay khi vay sẽ gây nên sự lãng phí về thời gian sử dụng vốn vay, làm chậm quá trình lu thông vốn của các doanh nghiệp.

Phơng thức cho vay luân chuyển sử dụng tài khoản cho vay luân chuyển đ- ợc thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp vay vốn chỉ cần làm thủ tục xin vay một lần trình cho ngân hàng nên sẽ tiết kiệm đợc nhiều thời gian cho cả doanh nghiệp, cho cả ngân hàng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ngân hàng tuỳ theo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cả kỳ sản xuất kinh doanh để cho vay thu nợ theo luồng tiền vào ra trên tài khoản của doanh nghiệp. Mặt khác, theo phơng thức cho vay này, ngân hàng có thể theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay cũng nh quá trình sản xuất kinh doanh, sự thay đổi khả năng tài chính của doanh nghiệp thông qua số d tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng.

Trong hai phơng pháp cho vay trên, mỗi phơng pháp đều có những u nhợc điểm riêng, do đó, ngân hàng cần xem xét nghiên cứu kỹ để áp dụng phơng pháp cho vay nào đối với từng doanh nghiệp cụ thể, cho phù hợp với quá trình luân chuyển vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Kiến nghị 8: Ngân hàng cần nỗ lực trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn mà hiện nay nợ quá hạn đang chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng d nợ của ngân hàng.

Khi cho vay nếu không thu hồi đợc nợ, ngân hàng sẽ mất vốn. Nợ quá hạn nợ khó đòi là những khoản phản ánh lên mức độ vốn của ngân hàng bị các doanh nghiệp, cá nhân... chiếm dụng. Vấn đề trớc hết là ngân hàng cần có biện pháp để hạn chế nợ quá hạn, nợ khó đòi. Trong các giải pháp đó thì giải pháp nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quan trọng nhất. Sự hời hợt, qua loa trong thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng là nguyên nhân chính gây nên nợ quá hạn hiện nay. Quy trách nhiệm về những khoản vốn cho vay không đòi đợc đối với cán bộ tín dụng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ cũng nh các hành vi tiêu cực là giải pháp mạnh mẽ mà ngân hàng nên thực hiện ngay.

Tất nhiên, dù có giải pháp gì đi chăng nữa thì cũng không thể tránh khỏi sự xuất hiện nợ quá hạn. Vấn đề là ngân hàng tổ chức khai thác, thu nợ hay thanh lý các khoản nợ theo hợp đồng tín dụng nh thế nào để thu hồi đợc vốn mà vẫn giữ đợc mối quan hệ với khách hàng. Theo tôi, ngân hàng trớc hết phải phân loại nợ quá hạn mmột cách cụ thể theo các tiêu thức tiêu thức khác nhau, đặc biệt là tiêu chuẩn về đạo đức của ngời vay để có những biện pháp thu nợ phù hợp với từng khoản nợ.

Nếu thuộc loại nợ qúa hạn thời gian dài, nguyên nhân do nguồn vốn vay sử dụng không đúng mục đích hay có hành vi không đúng đắn trong vay nợ, t cách đạo đức, ý muốn trả nợ kém thì ngân hàng cần lập tức siết chặt các biện pháp thu nợ và có thể thu hồi, phát mại tài sản thế chấp.

+ Đối với các khoản nợ quá hạn mà nguyên nhân gây ra là khách quan, hiện tại doanh nghiệp cha có khả năng trả nợ, tình hình tài chính doanh nghiệp không tốt và nếu có thêm vốn thì doanh nghiệp có thể lấy lại đợc nhịp độ sản xuất kinh doanh nh cũ, ngân hàng có thể gia hạn nợ cho các doanh nghiệp này và nếu có thể, cho vay những khoản mới để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả.

Kiến nghị 9: Ngân hàng cần thực hiện chiến lớc khách hàng.

Hiện nay, chủ yếu ngân hàng chỉ phục vụ nhu cầu của những khách hàng đến với ngân hàng, chứ ngân hàng cha có sự nghiên cứu tìm hiểu, điều tra nhu cầu thị trờng để tìm cơ hội đầu t. Hoạt động Marketing ngân hàng cha đợc đề cao. Đó là vấn đề mà ngân hàng công thơng Hoàn kiếm cần phải khắc phục.

Trong nền kinh tế thị trờng, ngành ngân hàng nói riêng và các ngành sản xuất kinh doanh nói chung phải sản xuất, cung ứng những gì thì trờng cần chứ không phải là những gì mình có. Ngân hàng công thơng Hoàn kiếm cũng phải cung ứng những gì mà khách hàng cần , đòi hỏi ngân hàng phải nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra nhu cầu của khách hàng thông qua việc mở thêm các quầy giao dịch, các quỹ tiết kiệm. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thu hút vốn cho ngân hàng thì đây còn là nơi cung cấp thông tin cần thiết về nhu cầu mới.

Hoạt động Marketing cần đợc đề cao ở mỗi phòng, mỗi nhân viên. Phải làm cho cán bộ nhân viên hiểu rằng Marketing ngân hàng là sự tận tình trong hoạt động, sự trang nhã trong phòng làm việc, nét ăn mặc, phong cách giao tiếp, lời ăn tiếng nói của nhân viên...Tất cả những thứ đó hợp lại tạo nên hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng. Khách hàng sẽ

quan hệ với ngân hàng lâu dài hơn nếu họ có cảm tình với ngân hàng. Hoạt động Marketing này nếu đợc đề cao trong ngân hàng, chẵc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.

Nền kinh tế ngày càng phát triển , nhu cầu luôn thay đổi theo từng ngày, ngân hàng công thơng Hoàn kiếm nói riêng và hệ thống ngân hàng thơng mại nói chung cần tìm những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để đáp ứng đợc mọi nhu cầu trong nền kinh tế, góp phần vào quá trình lu thông vốn, tăng trởng kinh tế và tạo lợi nhuận cao cho ngân hàng, làm cho hoạt động ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn, quy mô ngày càng mở rộng.

Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động tín dụng ở ngân hàng công thơng Hoàn kiếm, bài viết của tôi đã phản ánh đợc thực trạng hoạt động đầu t tín dụng đối với các doanh nghiệp nhà nớc cũng nh những khó khăn, thuận lợi mà ngân hàng đang hiện có, những thành tựu mà ngân hàng đã thu đợc, những tồn tại mà ngân hàng cần phải khắc phục. Bên cạnh đó, tôi đã đề ra một số giải pháp và những kiền nghị theo suy nghĩ của mình dựa trên thực tế hoạt động của ngân hàng, dựa trên cơ sở lý luận về lĩnh vực ngân hàng, nhằm mở rộng về mặt số lợng, nâng cao về mặt chất lợng của hoạt động đầu t tín dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh.

Với thời gian hạn chế, khả năng nghiên cứu có hạn, bài viết của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đợc sự góp ý phê bình của các thầy cô giáo, của các cán bộ ngân hàng để tôi có đợc kiến thức cao hơn cũng nh bài viết đợc hoàn chỉnh hơn.

tài liệu tham khảo

1. Frederic S. Mishkin; Tiền tệ, ngân hàng - tài chính và thị trờng tài chính; 2. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2001 của ngân hàng công thơng Hoàn kiếm ;

3. Quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nớc Việt nam về việc ban hành thể lệ tín dụng đối với các tổ chức kinh tế ;

4. Các tạp chí xuất bản từ năm 1999 đến năm 2001.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư tín dụng ở doanh nghiệp quốc doanh của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.doc (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w