là sự sinh con trên cây mẹ (Viviparity) như ở các cây thuộc họ Rhyzophoraceae. Điển hình là các cây Đước, Vẹt, Trang…: Hạt của những cây này khi chín thường nảy mầm ngay trên cây mẹ thành một bộ phận gọi là “trụ mầm” nối liền với quả. Trụ mầm có cấu tạo của một cây con, gồm thân và chồi lá, chưa có rễ. Trụ mầm phát triển ngoài quả, nhận các chất dinh dưỡng từ cây mẹ chuyển vào quả. Thời gian sống của trụ mầm trên cây mẹ thường khoảng 2-3 tháng. Khi trụ mầm chín sẽ rời khỏi cây mẹ, cắm xuống bùn, ra rễ và bắt đầu cuộc sống
• Các loài cây mắm, sú hạt cũng nảy mầm khi quả còn ở trên cây mẹ, nhưng trụ và lá mầm được bao kín trong vỏ quả nên gọi là hiện tượng “nửa sinh con trên cây mẹ”. Sinh con và nửa sinh con trên cây mẹ là các hiện tượng sinh sản đặc biệt của rừng ngập mặn mà thường ở các rừng khác không có.
5. Kết luận
• Các loài trong rừng ngập mặn chịu tác động rất mạnh của độ mặn. Ở vùng độ mặn càng cao thì thành phần loài càng ít, những vùng có độ mặn thấp có thành phần loài cây ngập mặn đa dạng hơn.Các cây rừng ngập mặn cũng chịu tác động lớn của gió, các thành phần mùn bã hữu cơ.
• Để thích nghi với các điều kiện đó để sinh tồn đòi hỏi các loài cây ngập mặn có những cấu tạo hình thái thích nghi với môi trường sống đó.
• Rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng đối với hệ sinh thái cửa sông. Tuy nhiên diện tích rừng ngập mặn ngày càng giảm do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do con người. Diện tích rừng ngập mặn bị giảm đã gây nên hiện tượng xâm thực nước biển, đất bị phèn chua ngập mặn làm nhiều loài sinh vật không tồn tại được. Vì vậy, việc bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn là vô cùng cần thiết.