Những đặc điểm thích nghi của lá

Một phần của tài liệu HÌNH THÁI CẤU TẠO THÍCH NGHI CỦA THỰC VẬT Ở MÔI TRƯỜNG ĐẤT LẦY NGẬP MẶN (Trang 28 - 33)

- Ở những cây chịu mặn, lớp ngấm suberin ở chu bì phát triển rất sớm và ở gần chóp rễ, lớp này như

3.Những đặc điểm thích nghi của lá

• Lá cây sống ở RNM thể hiện tính ưa sáng.

• Lá cây dày nhẵn bóng do bên trong có nhiều lớp tế bào hạ bì hay mô nước. Trên lá có lớp sáp ở 2 mặt. Một số loài trong chi Mắm và chi Cui có lông ở mặt dưới.

• Lá thường cứng và giòn do sự có mặt của các yếu tố cơ học phát triển.

• Tế bào biểu bì trên thường lớn hơn tế bào biểu bì dưới. Lỗ khí chỉ phân bố mặt dưới của lá, trừ một số cây mọng nước và cây một lá mầm. Số lượng lỗ khí trung bình là 108 – 215/mm2.

• Mô xốp gồm các tế bào xếp sít nhau nhưng vẫn tạo ra các khoảng trống chứa khí. Khoảng trống này khác nhau tùy thuộc vào từng loài và mức độ ngập mặn. Cây càng ngập mặn thì khoảng trống càng phát triển

Sống trong điều kiện nồng độ muối cao, các tế bào mô dậu có xu hướng giảm kích thước. Thường các tế bào phía ngoài dài hơn các tế bào phía trong. .

Tuyến muối có cả mặt trên và mặt dưới của lá. Số lượng tuyến muối thay đổi tùy vị trí của phiến lá, theo loài và môi trường

• Cấu tạo của lá cây ngập mặn có thêm tầng hạ bì (1-7 lớp ) để thích nghi với điều kiện bất lợi của môi trường. Lá càng già tầng hạ bì càng phát triển về kích thước

• Mật độ khí khổng trung bình trên diện tích 1mm2, ở mỗi loài khá cao (trung bình 102,75 khí

khổng/mm2) và có sự khác nhau giữa các loài.

Trong đó mật độ cao nhất là ở loài Vẹt dù (165,2), thấp nhất là Vẹt tách (74,2). Khí khổng

Một phần của tài liệu HÌNH THÁI CẤU TẠO THÍCH NGHI CỦA THỰC VẬT Ở MÔI TRƯỜNG ĐẤT LẦY NGẬP MẶN (Trang 28 - 33)