Về xử lý các khoản dự phòng khi hoàn nhập

Một phần của tài liệu Bàn về kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải trả trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.doc (Trang 29 - 34)

Khi hoàn nhập dự phòng , trong các chính sách về tài chính và kế toán cũng có sự khác nhau một cách trái ngược. Thông tư số 107 quy định khi hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì hoàn nhập vào “thu nhập khác”, trong khi đó theo chuẩn mực kế toán số 02 – hàng tồn kho lại yêu cầu hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh

Có thể thấy cả hai cách xử lý trên đều không gây ảnh hưởng đến đến lợi nhuận cũng như số thuế thu nhập phải nộp của doanh nghiệp. Tuy vậy, theo quy định thông tư số 107 thì nhìn chung quy định này vẫn như tinh thần của Thông tư số 64/TC-TCND ngày 15/9/1997 trước đây, nó đã tỏ ra lạc hậu, phản ánh không đúng tính chất sự kiện vì thực chất hoàn nhập không phải là một khoản thu nhập và do vậy ảnh hưởng đến chất lượng của thông tin trên báo cáo tài chính. Ngoài ra, các khái niệm về thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường cũng không còn phù hợp nữa và không còn xuát hiện trong chuẩn mực số 14 – doanh

thu và thu nhập khác. Còn theo quy định của chuẩn mực kế toán thì có tiến bộ hơn, trứơc đây khi trích lập dự phòng đã tính vào chi phí, đến nay những điều kiện trích lập không còn tồn tại nữa thì phải hoàn nhập, việc quy định hoàn nhập dự phòng ghi giảm chi phí đã phản ánh đúng tính chất sự kiện, làm cho các thông tin trên Báo cáo tài chính được trung thực khách quan hơn. Do vậy sự khác biệt trên đây cần được khắc phục theo hướng tích cực của chuẩn mực kế toán.

Theo chuẩn mực kế toán về việc trích lập khoản dự phòng giảm giá hang tồn kho và dự phòng phải trả. Chúng ta hi vọng rằng, cơ quan ban hành chế độ kế toán cụ thể hoá các chế độ tài chính sẽ có được những giải pháp tốt nhất vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong công tác hạch toán cũng như trong công tác quản lý.Trên đây là một số trao đổi trên góc độ phương pháp kế toán theo chê độ tài chính và quản trị chi phí – thu nhâp. Đồng thời cũng tránh được những “mâu thuẫn” không đáng có giũa chế độ tài chính và chế độ kế toán.

KẾT LUẬN

Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn năng động, sáng tạo , đổi mới và thích ứng với nhu cầu phát sinh trên thị trường. Nguyên tắc hạch toán lấy thu bù chi, tự trang trải và có lãi đựơc đặt ra mang tính chất bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp. Đây là vấn đề bao trùm, xuyên suốt hoạt động sản xuất thể hiện mặt chất lượng của công tác quản lý.

Khi các doanh nghiệp phải tự mình cạnh tranh để tìm chỗ đứng trên thị trường thì thông tin về chi phí có vao trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sãn xuất của doanh nghiệp. qua việc xem xét các thông tin về chi phí dưới những góc độ khác nhau, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể tìm ra được những điểm bất cập trong việc sử dụng các nguồn lực hay trong công tác hạch toán của mình nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nằm trong các khoản mục được tính vào chi phí doanh nghiêp, các khoản dự phòng noi chung có một ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiêp. Tuy nhiên, bài viết này chỉ tập trung vào nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với khoản dự phòng giảm giá hang tồn kho và dự phòng phải trả do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

PHẦN I ... 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO VÀ DỰ PHÒNG PHẢI. ... 2

1.1. Bản chất dự phòng và dự phòng phải trả ... 2

1.1.1. Các khoản dự phòng và các khoản nợ tiềm tàng ... 2

1.1.2. Mối quan hệ giữa các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng ... 3

1.2. Nguyên tắc kế toán các khoản dự phòng và dự phòng phải trả. ... 3

1.2.1. Điều kiện để ghi nhận một khoản dự phòng và dự phòng phải trả ... 4

1.2.2. Các yếu tố trong điều kiện ... 4

1.2.2.1. Nghĩa vụ pháp lý ... 4

1.2.2.2. Nghĩa vụ liên đới ... 4

1.2.2.3. Sự kiện đã xảy ra ... 5

1.2.2.4. Nghĩa vụ nợ ... 6

1.2.2.5. Sự giảm sút lợi ích kinh tế có thể xảy ra ... 6

1.2.2.6. Ước tính đáng tin cậy về nghĩa vụ nợ phải trả ... 7

1.2.2.7. Nợ tiềm tàng ... 7

PHẦN II ... 8

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ KẾ TOÁN DỰ PHÒNG HÀNG TỒN KHO VÀ DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ ... 8

2.1. Lịch sử kế toán thế giới về dự phòng giảm giá hang tồn kho và dự phòng phải trả ... 8

2.1.1. Giai đoạn trước CMKT VN số 18 ra đời ... 8

2.1.2. Giai đoạn sau CMKT VN số 18 ra đời ... 8

2.2. Chế độ về kế toán dự phòng hàng tồn kho và dự phòng phải trả. ... 9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1. Kế toán dự phòng hàng tồn kho ... 9

2.2.1.1. Đối tượng áp dụng ... 9

2.2.1.2. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ... 10

2.2.1.3. Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. ... 11

2.2.2. Kế toán dự phòng phải trả ... 12

2.2.2.1. Đối tượng ... 12

2.2.2.2. Quy định cụ thể ... 12

2.3.1. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. ... 14

2.3.1.1. Tài khoản sử dụng : ... 14

2.3.1.2. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu . . 15

2.3.1.3. Sơ đồ kế toán ... 15

2.3.2. Hạch toán dự phòng phải trả ... 16

2.3.2.1. Tài khoản sử dụng : ... 16

2.3.2.2. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu . . 16

2.3.2.3. Sơ đồ kế toán ... 21

PHẦN III ... 23

THỰC TRẠNG CÙNG MỘT SỐ SUY NGẪM NHẦM HOÀN THIỆN CÁC KHOẢN MỤC DỰ PHÒNG ... 23

3.1. Đánh giá ... 23

3.1.1. Ưu điểm ... 23

3.1.2. Những tồn tại ... 23

3.2. Giải pháp ... 25

3.2.1. Về điều kiện lập dự phòng đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dung cho sản xuất sản phẩm ... 25

3.2.2. Về công thức tính mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ... 27

3.2.3. Phương pháp hạch toán khoản trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho . 28

3.2.4. Về xử lý các khoản dự phòng khi hoàn nhập ... 29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chủ biên: PGS. TS Nguyễn Văn Công - Giáo trình Kế toán tài chính_nxb: ĐH KTQD năm 2006.

2. Chủ biên : PGS. TS. Nguyễn Thị Đông – Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán_nxb Tài chính tháng 5/2003.

3. Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Loan - Giáo trình Kế toán tài chính _nxb: ĐH KTQD năm 2007.

4. Chế độ Kế toán doanh nghiệp (Q1 và Q2) của Vụ Chế độ Kế toán - Kiểm toán- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ Tài chính_nxb: BTC năm 2006. 5. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18

6. Luật Kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17/6/2003. 7. Tạp chí kế toán  Năm 2007 số 66  Năm 2005 số 49, 52, 53, 54, 55 8. Các trang web  hvtc.edu.vn  neu.edu.vn  tapchiketoan.info  saga.vn  webketoan.vn

Một phần của tài liệu Bàn về kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải trả trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.doc (Trang 29 - 34)