Phương pháp hạch toán khoản trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Bàn về kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải trả trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.doc (Trang 28 - 29)

hàng tồn kho

Theo phương pháp hạch toán trước đây khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp chứ không hạch toán vào giá vốn hàng bán như hiện nay. Đây là một sự thay đổi đúng đắn và phù hợp với bản chất của hàng tồn kho.Vì,

 Thứ nhất hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và

ở nhiều khâu trong quá trình sản xuất, cung ứng, dự trữ và lưu thông của doanh nghiệp. Hơn nữa chiếu theo chuẩn mực 02 thì hàng tồn kho là :

- Được giữ để bán trong quá trình sản xuất kinh doanh bình thường - Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang.

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng cho quá trình sản xuấ kinh doanh hoặc cung ứng.

Do đó dử dụng tài khoản 632 –giá vốn hàng bán - để hạch toán khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ thích hợp hơn.

 Thứ hai, nếu trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào chi phí quản

lý doanh nghiệp thì rất có thể nguyên tắc “ thận trọng” trong kế toán không được đáp ứng vì nếu tháng cuối năm doanh nghiệp không có sản phẩm tiêu thụ hoặc tiêu thụ với khối lượng ít…thì khi đó CPQLDN không được kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả, có nghĩa là chi phí dự phòng không được thực hiện vào cuối năm. Như vậy, trên góc độ của cơ quan quản lý vĩ mô, cơ quan thuế khi đánh giá thành tích của doanh nghiệp, xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN thì không ảnh hường. Tuy nhiên nếu đứng trên góc độ phân tích hoạt động kinh tế của từng hoạt động trong doanh nghiệp thì đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phân tích kinh tế, ảnh hưởng đến việc đánh giá từng mặt hoạt động của doanh nghiệp mà nhân tố ảnh hưởng lại do “quy trình hạch toán” chứ

không phải do “quá trình quản lý của doanh nghiêp”. Từ phân tích đó, chúng ta thấy rằng phải quán triệt hơn nữa nguyên tắc “phù hợp” và nguyên tắc “nhất quán” trong kế toán để từ đó vừa phát huy công tác quản lý của cơ quan quản lý chức năng, vừa đáp ứng được yêu cầu hạch toán và phân tích kinh tế vi mô trong các doanh nghiệp, vừa tạo điều kiện “ cần và đủ” cho nguyên tắc “thận trọng “được thực hiện. Vì thế nên sử dụng TK 632 – GVHB – thay thế cho TK 642 – CPQLDN – trong việc hạch toán khoản dự phòng giảm giá hang tồn kho và cần phải thống nhất các văn bản tài chính - kế toán, thông tư, chuẩn mực kế toán…

 Thứ ba, như trước đây, nếu coi nghiêp vụ trích lập dự phòng giảm gía hàng

tồn kho là khoản làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp (năm N) và khi thực tế tổn thất xảy ra kế toán cũng hạch toán tăng CPQLDN ( năm N+1) thì làm cho chi phí QLDN tăng lên 2 lần trong năm liên tiếp ( tât nhiên về giá trị có thể không bằng nhau). Điều này có thể dẫn đến hiểu nhầm chi phí bị tính trùng nhiều lần nếu như chúng ta không nhận thấy quá trình quá trình hoàn nhâp dự phòng để tăng thu nhập cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bàn về kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải trả trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.doc (Trang 28 - 29)