Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng:

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Hùng Vương_ Hà Nội.doc (Trang 31 - 33)

Từ khi mới thành lập chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương Hà Nội đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý những rủi ro tín dụng có thể xảy đến với ngân hàng và có những biện pháp phù hợp. Tốc độ và quy mô tăng trưởng tín dụng của ngân hàng được xây dựng hợp lý và theo đúng đính hướng chung của toàn hệ thống và của Ngân hàng Nhà Nước.

Bảng 1: Quy mô tăng trưởng tín dụng qua các năm 2004-2007

Đơn vị: Triệu đồng Năm

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007

Tổng dư nợ 75.000 90.789 101,544 155.013

Tăng trưởng so với năm liền kề --- 121% 111% 152% (Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2004-2007)

Cơ cấu tín dụng có sự chuyển biến đáng kể, cho vay ngắn hạn ngày càng tăng lên thay thế cho các khoản vay trung và dài hạn, mở rộng cho vay đến nhiều thành phần kinh tế trong đó có cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Bảng 2: Cơ cấu tín dụng qua các năm 2004-2007

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm

2004

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

số dư % số dư % số dư %

Tổng dư nợ 75.000 90.789 100 101,54 4

100 155.013 100

Ngắn hạn 73.524 88.601 97,6 101.167 99,63 153.115 98,8

Trung và dài hạn 1.476 2.188 2.4 0.377 0,37 1.899 1,2

(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2004 - 2007)

Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2007 là 155.013triệu đồng tăng so với năm trước là 101,544 triệu đồng tương đương với 52.6%. Trong đó cho vay ngắn hạn 153.115 triệu đồng chiếm 98,8% trong tổng dư nợ và cho vay trung và dài hạn là 1.899 triệu đồng chiếm 1,2% tổng dư nợ.

Dư nợ tín dụng ngắn hạn từ năm 2005 - 2007 có xu hướng tăng từ 97.6% lên 98.8%, song về số tuyệt đối năm 2007 vẫn duy trì và tăng trưởng mạnh so với năm 2004. Tuy nhiên đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên đáng kể, chiếm tới 98.8% và dự tính là trong quý I năm 2008 dư nợ tín dụng ngắn hạn sẽ đạt được con số tuyệt đối là 180.336 triệu đồng tương đương 117% so với năm 2007. Điều này có thể thực hiện được thông qua sự cố gắng nỗ lực tìm kiếm các dự án khả thi có hiệu quả để đầu tư, đây là nguồn thu ổn định của hoạt động tín dụng. Kết quả trên phần nào khẳng định được chỗ đứng vững chắc của ngân hàng tại thủ đô Hà Nội.

Bảng 3: Diễn biến thu nợ và cho vay của ngân hàng năm 2004-2007

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

số tiền Tăng giảm số tiền Tăng giảm Số tiền Tăng giảm Số tiền Tăng giảm Dư nợ đầu kỳ 0 75.000 90.789 101,54 4 Doanh số cho vay 107.64 0 100% 133.17 5 25,58% 151.74 6 13.9% 210.80 7 38% Doanh số thu nợ 32.640 100% 119.38 6 365,7% 140.99 18% 157.33 8 11.5% Dư nợ cuối kỳ 75.000 100% 90.789 21,05% 101,54 4 11.84% 155.01 3 28% Nguồn Bảng cân đối kế toán các năm

Qua bảng trên ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ trung và dài hạn. Doanh số cho vay và thu nợ phát sinh tăng theo các năm điều này cho thấy sự phù hợp cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. Sự tăng trưởng này thể hiện sự chỉ đạo đùng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng đã đưa ngân hàng đi đúng hướng theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam là kinh doanh an toàn và chủ động. Việc cho vay trung và dài hạn ngân hàng vẫn đảm bảo đúng cơ cấu tín dụng, tích cực tìm kiếm các dự án lớn, có tiềm năng để cho vay, duy trì nguồn thu ổn định.

Dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng lên cho thấy chi nhánh đã và đang chuyển dịch cơ cấu dư nợ phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà Nước và cùng với những điều kiện thuận lợi về cơ chế thị trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Hùng Vương_ Hà Nội.doc (Trang 31 - 33)